Superbus: xe buýt sang trọng vận chuyển khách theo yêu cầu
2010-0403
Trông giống một chiếc limo trong tương lai hơn là xe buýt, Superbus là một phương tiện vận chuyển hoàn toàn mới có chiều dài 15m với 23 chỗ ngồi. Hành khách có thể lên và xuống xe dễ dàng qua các cửa ở 2 bên thân xe (bao gồm 16 cửa, mỗi bên 8 cửa).
Chiếc xe điện này hoạt động bằng 4 động cơ điện E2M cùng các pin sạc và với thiết kế thuôn dài khí động học, kết cấu nhẹ, chiếc xe vẫn đảm bảo mức tiêu thụ điện năng tối ưu khi chạy với vận tốc lên đến 250km/h.
Thiết kế
Được thiết kế bởi nhóm phát triển thuộc đại học công nghệ Delft (TU Delft), Hà Lan, Superbus có khả năng biến đổi chiều cao gầm xe phù hợp với mặt đường thông qua một bộ khung nâng phụ bằng nhôm ở phía trước và sau xe. Khi hoạt động trên những con đường trong thành phố, khoảng cách gầm với mặt đường là 40cm cho phép xe chạy với vận tốc tối ưu nhất. Nhưng khi Superbus tiếp cận được tuyến đường dành riêng cho nó "Supertrack", gầm xe sẽ tự động hạ xuống chỉ còn 7cm và có thể đạt được tốc độ lên đến 250km/h. Loại đường Supertrack này sẽ được xây dựng gần với các tuyến đường cao tốc để những chiếc Superbus có thể lái tự động. Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa tình trạng đông cứng mặt đường, Supertrack sẽ có khả năng tích trữ nhiệt vào mùa hè và giải phóng lượng nhiệt này làm tan băng vào mùa đông.
Để giảm trọng lượng của khung gầm, cabin và phần đuôi được chế tạo hoàn toàn bằng sợi cacbon-nhựa epoxy phức hợp, trong khi lớp vỏ ngoài của Superbus được làm bằng IXIS, một vật liệu composite có cấu trúc lõi bột xếp tầng giữa các lớp sợi thủy tinh dẻo nóng (dễ uốn khi được nung nóng và cứng lại khi làm lạnh). Ngoài ra, vật liệu cứng và nhẹ Lexan polycacbonat được chọn để chế tạo phần kính chắn gió của xe. Để đảm bảo lực cản lăn thấp nhất nhằm tối thiểu mức tiêu hao năng lượng, những chiếc bánh xe đặc biệt đã được phát triển bởi nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng Hà Lan: Vredestein Banden B.V, chúng có kích cỡ bằng bánh xe tải nhưng có đặc điểm kỹ thuật của bánh xe thể thao.
An toàn
Để nâng cao độ an toàn, Superbus được trang bị một hệ thống dẫn đường điện tử và hệ thống phát hiện chướng ngại vật sử dụng rađa để phát hiện các vật cản từ khoảng cách vài trăm mét. Ngoài ra, để tăng độ tiện dụng, những bánh sau của xe cũng có thể lái được thay vì chỉ bánh trước như các loại xe thông thường. 750 bộ cảm biến được tích hợp bên trong xe nhằm nhận biết các sự kiện chẳng hạn như hành khách đã thắt dây an toàn hay chưa hoặc có người nào đứng gần cửa xe khi cửa đang đóng mở hay không.
Nội thất
Nội thất bên trong được thiết kế để mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng và không gian riêng cho mỗi hành khách. Nội thất được chia làm 2 phần chính: khoang hành khách và khoang lái. Khoang hành khách lại tiếp tục được chia làm 3 cabin bởi các tấm phân cách trong suốt. Cabin đầu tiên trong khoang này gồm một hàng ghế đơn, ghế này nối ghế kia và ở mỗi ghế được trang bị một bàn cá nhân, tai nghe và màn hình đa phương tiện. 2 cabin phía sau gồm 2 hàng ghế, 2 ghế đối mặt nhau và 1 chiếc bàn lớn hơn sẽ được đặt ở giữa cùng màn hình đa phương tiện.
Vận chuyển công cộng theo yêu cầu
Superbus có khả năng hoạt động rất linh hoạt và đây cũng chính là thế mạnh của chiếc xe buýt này. Cụ thể, Superbus có thể đón khách tại một địa điểm gần nhà của họ khi cần. Nhằm đạt được mục tiêu vận chuyển "điểm tới điểm", một dự án thực tế được đề ra để phát triển một hệ thống yêu cầu đặc biệt. Hệ thống này sẽ thu nhận những yêu cầu vận chuyển từ Internet và tin nhắn SMS. Sau đó, hệ thống sẽ kết hợp các hành khách ở cùng một khu vực và có cùng điểm đến nhằm tối ưu hóa quãng đường cần đi và giảm thiểu số lượng điểm dừng trong suốt quá trình vận chuyển. Theo các nhà phát triển thì giá vé của dịch vụ Superbus có thể so sánh tương đương với các dịch vụ chuyên chở công cộng hiện nay.
Thử nghiệm
Để đánh giá nguyên mẫu của Superbus, nhóm dự án đã chế tạo một mẫu thử để thực hiện hàng loạt các cuộc thử nghiệm trước khi tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh Superbus. Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành tại trung tâm RDW, thành phố Lelystad vào ngày 19 tháng 10, 2008, tiếp sau là 3 cuộc thử nghiệm khác và lần chạy thử cuối cùng là vào ngày 31 tháng 1, 2009.
Với những kết quả đáng hài lòng trên đường thử, dự án chuyển sang giai đoạn chế tạo hoàn thiện nguyên mẫu. Khung gầm của Superbus đã được hoàn tất, kính chắn gió và thân xe cũng được lắp ráp khiến Superbus có một dáng vẻ rất đặc biệt. Các kỹ sư tiếp tục với nội thất bên trong, ghế ngồi được bọc xong vào ngày 21 tháng 1, 2010. Sau khi hoàn thành và đánh giá toàn diện nguyên mẫu Superbus, dự án sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng: sản xuất hàng loạt và đưa Superbus vào thị trường thế giới.
Đội ngũ phát triển
Nhóm nghiên cứu chế tạo Superbus bao gồm rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Superbus được thiết kế bởi tiến sĩ Antonia Terzi, nguyên là cựu giám đốc phát triển bộ phận khí động học của đội đua công thức 1 BMW-Williams. Trong khi tổng giám đốc dự án là giáo sư Wubbo Ockels, người Hà Lan đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngoài ra, dự án cũng được tài trợ từ nhiều nguồn như chính phủ Hà Lan với 77 triệu EUR, hơn 45 nhà cung cấp bao gồm Bose, Logitech, Hella, E2M và Bosch.
Vẫn còn vài năm nữa để có thể tận mắt chứng kiến Superbus đón trả khách trên đường. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai gần, Superbus sẽ thay thế những chiếc xe buýt chật chội, thiếu sạch sẽ và bất tiện ở thời điểm hiện tại.
Chiếc xe điện này hoạt động bằng 4 động cơ điện E2M cùng các pin sạc và với thiết kế thuôn dài khí động học, kết cấu nhẹ, chiếc xe vẫn đảm bảo mức tiêu thụ điện năng tối ưu khi chạy với vận tốc lên đến 250km/h.
Thiết kế
Được thiết kế bởi nhóm phát triển thuộc đại học công nghệ Delft (TU Delft), Hà Lan, Superbus có khả năng biến đổi chiều cao gầm xe phù hợp với mặt đường thông qua một bộ khung nâng phụ bằng nhôm ở phía trước và sau xe. Khi hoạt động trên những con đường trong thành phố, khoảng cách gầm với mặt đường là 40cm cho phép xe chạy với vận tốc tối ưu nhất. Nhưng khi Superbus tiếp cận được tuyến đường dành riêng cho nó "Supertrack", gầm xe sẽ tự động hạ xuống chỉ còn 7cm và có thể đạt được tốc độ lên đến 250km/h. Loại đường Supertrack này sẽ được xây dựng gần với các tuyến đường cao tốc để những chiếc Superbus có thể lái tự động. Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa tình trạng đông cứng mặt đường, Supertrack sẽ có khả năng tích trữ nhiệt vào mùa hè và giải phóng lượng nhiệt này làm tan băng vào mùa đông.
Để giảm trọng lượng của khung gầm, cabin và phần đuôi được chế tạo hoàn toàn bằng sợi cacbon-nhựa epoxy phức hợp, trong khi lớp vỏ ngoài của Superbus được làm bằng IXIS, một vật liệu composite có cấu trúc lõi bột xếp tầng giữa các lớp sợi thủy tinh dẻo nóng (dễ uốn khi được nung nóng và cứng lại khi làm lạnh). Ngoài ra, vật liệu cứng và nhẹ Lexan polycacbonat được chọn để chế tạo phần kính chắn gió của xe. Để đảm bảo lực cản lăn thấp nhất nhằm tối thiểu mức tiêu hao năng lượng, những chiếc bánh xe đặc biệt đã được phát triển bởi nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng Hà Lan: Vredestein Banden B.V, chúng có kích cỡ bằng bánh xe tải nhưng có đặc điểm kỹ thuật của bánh xe thể thao.
An toàn
Để nâng cao độ an toàn, Superbus được trang bị một hệ thống dẫn đường điện tử và hệ thống phát hiện chướng ngại vật sử dụng rađa để phát hiện các vật cản từ khoảng cách vài trăm mét. Ngoài ra, để tăng độ tiện dụng, những bánh sau của xe cũng có thể lái được thay vì chỉ bánh trước như các loại xe thông thường. 750 bộ cảm biến được tích hợp bên trong xe nhằm nhận biết các sự kiện chẳng hạn như hành khách đã thắt dây an toàn hay chưa hoặc có người nào đứng gần cửa xe khi cửa đang đóng mở hay không.
Nội thất
Nội thất bên trong được thiết kế để mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng và không gian riêng cho mỗi hành khách. Nội thất được chia làm 2 phần chính: khoang hành khách và khoang lái. Khoang hành khách lại tiếp tục được chia làm 3 cabin bởi các tấm phân cách trong suốt. Cabin đầu tiên trong khoang này gồm một hàng ghế đơn, ghế này nối ghế kia và ở mỗi ghế được trang bị một bàn cá nhân, tai nghe và màn hình đa phương tiện. 2 cabin phía sau gồm 2 hàng ghế, 2 ghế đối mặt nhau và 1 chiếc bàn lớn hơn sẽ được đặt ở giữa cùng màn hình đa phương tiện.
Vận chuyển công cộng theo yêu cầu
Superbus có khả năng hoạt động rất linh hoạt và đây cũng chính là thế mạnh của chiếc xe buýt này. Cụ thể, Superbus có thể đón khách tại một địa điểm gần nhà của họ khi cần. Nhằm đạt được mục tiêu vận chuyển "điểm tới điểm", một dự án thực tế được đề ra để phát triển một hệ thống yêu cầu đặc biệt. Hệ thống này sẽ thu nhận những yêu cầu vận chuyển từ Internet và tin nhắn SMS. Sau đó, hệ thống sẽ kết hợp các hành khách ở cùng một khu vực và có cùng điểm đến nhằm tối ưu hóa quãng đường cần đi và giảm thiểu số lượng điểm dừng trong suốt quá trình vận chuyển. Theo các nhà phát triển thì giá vé của dịch vụ Superbus có thể so sánh tương đương với các dịch vụ chuyên chở công cộng hiện nay.
Thử nghiệm
Để đánh giá nguyên mẫu của Superbus, nhóm dự án đã chế tạo một mẫu thử để thực hiện hàng loạt các cuộc thử nghiệm trước khi tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh Superbus. Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành tại trung tâm RDW, thành phố Lelystad vào ngày 19 tháng 10, 2008, tiếp sau là 3 cuộc thử nghiệm khác và lần chạy thử cuối cùng là vào ngày 31 tháng 1, 2009.
Với những kết quả đáng hài lòng trên đường thử, dự án chuyển sang giai đoạn chế tạo hoàn thiện nguyên mẫu. Khung gầm của Superbus đã được hoàn tất, kính chắn gió và thân xe cũng được lắp ráp khiến Superbus có một dáng vẻ rất đặc biệt. Các kỹ sư tiếp tục với nội thất bên trong, ghế ngồi được bọc xong vào ngày 21 tháng 1, 2010. Sau khi hoàn thành và đánh giá toàn diện nguyên mẫu Superbus, dự án sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng: sản xuất hàng loạt và đưa Superbus vào thị trường thế giới.
Đội ngũ phát triển
Nhóm nghiên cứu chế tạo Superbus bao gồm rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Superbus được thiết kế bởi tiến sĩ Antonia Terzi, nguyên là cựu giám đốc phát triển bộ phận khí động học của đội đua công thức 1 BMW-Williams. Trong khi tổng giám đốc dự án là giáo sư Wubbo Ockels, người Hà Lan đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngoài ra, dự án cũng được tài trợ từ nhiều nguồn như chính phủ Hà Lan với 77 triệu EUR, hơn 45 nhà cung cấp bao gồm Bose, Logitech, Hella, E2M và Bosch.
Vẫn còn vài năm nữa để có thể tận mắt chứng kiến Superbus đón trả khách trên đường. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai gần, Superbus sẽ thay thế những chiếc xe buýt chật chội, thiếu sạch sẽ và bất tiện ở thời điểm hiện tại.
Nguồn: Gizmag, Tinh Tế
Các tin khác ::.
Ferrari 599 GTO lại lộ diện (03/29)
Hình dung về BMW serie 3 2013 (03/24)