Phi cơ gián điệp chiến lược “Chim két” của Mỹ
SR-71 thường được gọi với biệt danh Blackbird (Chim két) xuất phát từ bề mặt toả nhiệt được sơn màu đen của nó. Đây là loại máy bay gián điệp thế hệ sau của loại phi cơ trinh sát nổi tiếng U-2 cũng do tập đoàn công nghệ quốc phòng Lockheed Martin nghiên cứu và chế tạo.
Trinh sát cơ chiến lược SR-71 Blackbird của Không quân Mỹ. |
Trinh sát cơ chiến lược SR-71 Blackbird có hình dáng thiết kế hơi lạ so với các chủng loại máy bay từng được chế tạo từ trước đến nay, với đặc điểm thân dài, thon về phía sau, tiết diện nhỏ gắn liền với bộ phận cánh hình tam giác có đầu cánh tròn.
Phần thân trước có cánh bẹt kèm theo các sống nhọn dọc hai bên. Giữa mỗi cánh lắp liền một vỏ động cơ, trên đó được gắn một cánh đứng đuôi thấp, hơi nghiêng vào phía trong.
Khi vận hành ở độ cao lớn, nhiệt độ trên thân SR-71 Blackbird tăng cao nên khi bay thân của nó có thể bị dãn nở dao động dưới 280 mm. SR-71 Blackbird được thiết kế với khả năng tiếp dầu trên không từ các máy bay chuyên dụng của không quân Mỹ.
Các động cơ tuabin phản lực thoát liên tục sử dụng nhiên liêu JP-7. Lượng nhiên liệu lớn cần cho một chuyến bay được bơm đầy trong các bình chứa trong thân máy bay, đáng chú ý, hệ thống bình nhiên liệu của SR-71 Blackbird còn đóng vai trò là thiết bị làm mát cho các động cơ trong quá trình hoạt động.
SR-71 Blackbird không có cánh đuôi ngang nhưng có cánh đứng dài dưới bụng, bộ phận này có thể gấp lại. Phần lớn các bộ phận của SR-71 Blackbird được chế tạo từ vật liệu titan và vật liệu tổng hợp composite tổng hợp, để có thể chịu được áp suất của lớp khí quyển khi vận hành trên độ cao lớn.
Quá trình phát triển
SR-71 Blackbird bắt đầu được đưa vào hoạt động vào năm 1966. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên mang ký hiệu YF-12A được thực hiện vào ngày 26/4/1962.
Mặc dù số lượng thực tế không được tiết lộ nhưng theo các nguồn tin mở, ước tính cho khoảng 32 chiếc SR-71 Blackbird các loại được sản xuất theo yêu cầu của không quân Mỹ.
Do đặc thù của loại máy bay gián điệp chiến lược cộng với thiết kế độc đáo, để đảm bảo có thể hoạt động tốt, SR-71 Blackbird đòi hỏi chế độ bảo dưỡng công phu, tốn kém, cứ hai lần bay phải được bảo dưỡng một lần.
Ban đầu, SR-71 Blackbird được nghiên cứu với những nỗ lực biến nó trở thành loại máy bay đánh chặn tầm xa, đối chọi lại những loại phi cơ tấn công chiến lược của Liên Xô.
Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu này đã thất bại chủ yếu xuất phát từ những đặc thù trên, cộng với yêu cầu khi cất, hạ cánh phải có đường băng dài, trong khi lượng vũ khí nó có thể mang là quá nhỏ.
Tháng 1/1989, Không lực Hoa Kỳ tuyên bố loại toàn bộ máy bay trinh sát chiến lược SR-71 Blackbird ra khỏi biên chế. Theo thông báo, quá trình này được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 10/1989. Chuyến bay làm nhiệm vụ cuối cùng của loại phi cơ gián điện SR-71 Blackbird được tiến hành vào ngày 18/1/1990 tại căn cứ không quân Mỹ Kadena đóng trên đảo Okinawa của Nhật Bản.
Sau này, 1 chiếc SR-71 Blackbird đã được tặng cho một bảo tàng chiến tranh của Anh, 1 chiếc tặng cho bảo tàng Nhật Bản, số còn lại được vận chuyển về bang California. Tuy nhiên, 5 năm sau đó, một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua đã cho phép đưa 3 chiếc SR-71 Blackbird trở lại phục vụ trong không quân Mỹ.
Mục đích phục vụ của 3 chiếc SR-71 Blackbird này trong Không lực Mỹ là gì, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu hay tin tức nào đề cập.
Một số hình ảnh về loại phi cơ gián điệp chiến lược tầng cao SR-71 Blackbird:
Bản vẽ thiết kế khí động học của SR-71 Blackbird. |
Một số thông số cơ bản về SR-71 Blackbird |
Hãng sản xuất: Lockheed Martin Kíp lái: 2 người (1 phi công, 1 sỹ quan điều khiển máy móc trinh sát) Động cơ: Tuabin phản lực thoát liên tục JT11D-20B của Pratt & Whitney Trọng lượng không tải: 27.240 kg Cất cánh tối đa: 77.180 kg Sải cánh: 16,95 mét Chiều dài thân: 32,74 mét Chiều cao: 5,64 mét Trần bay: 24,4 km Tốc độ : Trên 3.530 km/giờ (Mach 3,2) Tầm hoạt động : 5.925 km Bay lần đầu : 22/12/1964 Số lượng đã sản xuất : 32 chiếc |