“Máy bay cảm tử” vô cùng lợi hại của Israel
Máy bay do thám phát hiện, lao vào tấn công tiêu diệt một trạm ra đa dẫn đường hoả lực của đối phương. |
Máy không người lái Harpy của Không quân Israel mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công, huỷ diệt nhưng nó được trang bị những khả năng ưu việt mà các tên lửa hành trình, thông minh khác không không có.
Máy bay không người lái Harpy của do IAI nghiên cứu và chế tạo còn được biết đến với nhưng tên gọi như “UAV tử thần”, “vũ khí bắn và quên”, “máy bay cảm tử”. Nó có thể hoạt động trong mọi loại địa hình, bất kể ngày hay đêm.
UAV Harpy thực chất là một hệ thống vũ khí tự hành, khi được phóng đi sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ song song là dò tìm, tấn công tiêu diệt các trận địa tên lửa và ra đa cảnh báo dẫn đường hoả lực của đối phương.
UAV Harpy có thể được phóng đi bằng các phương tiện cơ giới trên bộ hoặc tàu chiến hải quân. |
Nó có thể được phóng đi từ các phương tiện cơ giới trên bộ hoặc từ các tàu chiến của hải quân.
Giới chuyên gia vũ khí đánh giá rằng UAV Harpy có khả năng khống chế được các tên lửa đất đối không tầm trung, đặc biệt là khả năng tự dò tìm và tiêu diệt các đài ra đa cảnh báo-dẫn đường tên lửa của đối phương.
Ưu điểm của máy bay không người lái Harpy do Israel sản xuất là giá thành rẻ, vận chuyển, cất giấu và khai thác khá đơn giản, không đòi hỏi chi phí bảo dưỡng quá cao.
Nhược điểm của loại máy bay này là khi đã tiêu diệt được mục tiêu của đối phương cũng đồng nghĩa với việc mất đi một máy bay không người lái.
Trong khu vực châu Á hiện nay, quân đội Trung Quốc và quân đội Ấn Độ hiện đang sử dụng UAV Harpy nhập của Israel. |
Chính vì vậy giới chuyên gia vũ khí nói rằng UAV harpy của quân đội Israel mang đặc điểm của tên lửa hành trình nhưng cách thức hoạt động lại như một máy bay chiến đấu cảm tử.Trọng lượng toàn bộ của một máy bay Harpy là 135 kg, chiều dài 2,1 mét, sải cánh 2,7 mét. Tầm hoạt động tối đa 500 km.
Loại “máy bay cảm tử” thường được nguỵ trang kín trong các thiết bị chứa khi được triển khai ra chiến trường. Nó có thể được bơm và hút nhiên liệu ngay trên phương tiện phóng bố trí trên xe dã chiến hoặc tàu hải quân.
UAV Harpy của IAI Israel được trưng bày, chào hàng tại một cuộc triển lãm công nghệ quân sự. |
Hiện nay, loại máy bay không người lái “cảm tử” này đã được IAI của Israel bán cho nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1994, Israel ký kết một hợp đồng với quân đội Trung Quốc trị giá khoảng 55 triệu USD để chuyển giao UAV Harpy cho Quân giai phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Thương vụ này đã khiến Washington nổi giận vì người Mỹ không muốn Israel chuyển giao công nghệ vũ khí cho Bắc Kinh.
Dưới sức ép của chính quyền Mỹ, năm 2004 Israel đã phải huỷ bỏ hợp đồng với đối tác PLA và toàn bộ số UAV Harpy trị giá hơn 50 triệu USD này đã phải quay lại Israel theo một hợp đồng nâng cấp số vũ khí này.
Một UAV Harpy có tổng trọng lượng 135 kg. |
Tuy nhiên, 1 năm sau đó số máy bay không người lái Harpy của Israel mặc dù không hề cải tiến, nâng cấp gì lại tiếp tục được chuyển giao cho PLA. Chính sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ đồng minh chiến lược giữa Israel và Mỹ thời điểm đó. Israel đã bị Washington “treo” tư cách Đối tác hợp tác an ninh (Security Cooperative Participant) trong chương trình nghiên cứu và chế tạo máy bay chiến đấu có tên “Joint Strike Fighter”.