Robot trong chiến tranh
2010-0728
Khi công nghệ phát triển mạnh, những thế hệ Robot mới ra đời và ngày càng trở nên thông minh hơn. Cộng với việc được tích hợp vũ khí chiến đấu,
các robot ngày nay dần biến thành các cỗ máy giết người hàng loạt. Đây thực sự là một mối lo ngại lớn nếu loại chiến binh robot này được phổ biến trong tương lai.
1. SWORDS/Talon
Robot giết người đầu tiên tại Iraq/Afghan, được trang bị rất nhiều loại vũ khí, dùng trong tấn công, phòng thủ, chống bắn tỉa, phá mìn v.v. Vũ khí chủ yếu: 4 rocket 66-mm hoặc súng cối 40-mm 6 viên, cùng súng máy M240 hoặc M249. Chủ yếu dùng camera để điều khiển.
2. MAARS
Đời sau của SWORDS, sử dụng khẩu M240B làm vũ khí tiêu chuẩn. Đây là robot giết người tự động. Người sử dụng có thể định nghĩa bằng phần mềm vùng "giết" và "không giết"(non-kill). Hệ thống xích có thể tự chuyển sang dạng bánh xe khi cần. Ngoài súng máy, nó còn có một thiết bị nổ định hướng(mìn lõm) dùng để phá chướng ngại vật.
3. VIPER
Versatile, Intelligent, Portable Robot - Công ty sx: Elbit. Sử dụng loại bánh xe đặc biệt của hãng Galileo Mobility, có thể leo lên cầu thang và biến đổi hình dạng theo địa hình. Có thể lắp 4 cánh tay, trên đó trang bị súng Uzi 9mm, thiết bị trỏ mục tiêu lazer, súng phóng lựu.
4 - All-Purpose Remote Transport System (ARTS)
Phá bom mìn, tiêu diệt đối phương, kéo các xe tải bị hư hỏng trong chiến đấu.
5 - MDARS-E
Mang theo các robot con URBOT để tiến sát rồi thả chúng vào lô cốt đối phương.
6 - Predator UAV MQ-1 Hunter/Killer, robot bay
Vũ khí vô cùng hện đại của quân đội Mỹ. Chỉ huy có thể ngồi tại một căn cứ quân sự tại Mỹ ra lệnh điều khiển tấn công mục tiêu tại Afghanistan. Đã có rất nhiều thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan bị tiêu diệt bởi loại robot bay này.
7 - PackBot Scout
Robot làm nhiệm vụ trinh sát chiến trường
8 - Multifunction Utility/Logistics and Equipment (MULE)
Dùng tiếp tế cho các đội quân bị bao vây mà không sợ hỏa lực kẻ thù, hãng Lockheed Martin.
9 - Crusher
Robot giết người hàng loạt nặng 6.5 tấn. Kết cấu gồm nhôm chịu lực và titan. Có thể di chuyển qua mọi loại địa hình, mang theo 3.6 tấn vũ khí/trang bị. Sử dụng động cơ điện để giảm thiểu tiếng động. Khi cần sẽ sử dụng động cơ diezel lai để xạc điện lại. Hầu hết các loại vũ khí có thể lắp trên robot này, bao gồm cả vũ khí sinh học, hóa học. Robot này kế thừa toàn bộ các thành tựu của các robot trước đó, gồm cả license to kill. Con này siêu khủng
Robot giết người - Robot SWORDS
Robot (cỗ máy tự động) đã có mặt tại chiến trường Iraq không lâu sau khi quân đội Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein. Giờ đây, Mỹ đang triển khai kế hoạch thay 1/3 quân xa và vũ khí bằng robot vào năm 2015. Chiến binh robot cũng sẽ được chế tạo để lâm trận thay con người. Thậm chí, người ta còn dự định trang bị lương tâm nhân tạo để chúng từ chối thực hiện những mệnh lệnh phi đạo đức.
Chúng không biết sợ, không biết mệt, không bị bối rối khi đồng đội bị xé tan từng mảnh. Chúng cũng không ngại làm những công việc nguy hiểm, dơ dáy hay chán ngắt trong quân đội. Chúng là robot quân sự với số lượng gia tăng nhanh chóng. Chúng có thể chấm dứt độc quyền đánh giặc của con người từ mấy ngàn năm nay.
“Khoa học viễn tưởng đang tiến dần đến chiến trường”, học giả Peter Singer thuộc tổ chức Brookings đã nhận định như vậy hồi tuần qua tại hội nghị các chuyên gia về robot tổ chức tại trường đại học chiến tranh của lục quân Mỹ, bang Pennsylvania.
12.000 robot ở Iraq
Singer cũng vừa cho ra mắt cuốn Cuộc cách mạng robot và những cuộc xung đột ở thế kỷ 21. Ông tiên đoán rằng trong tương lai, robot không những đóng vai trò tác chiến ngày càng lớn mà còn vạch ra những kế hoạch tác chiến. Những con số sau đây chứng minh cho chuyện đó. Khi quân đội Mỹ tấn công Iraq năm 2003, chưa có robot trên chiến trường. Ở Afghanistan cũng vậy. Giờ đây, trên cả hai mặt trận này có khoảng 12.000 robot trên bộ ở Iraq và 7.000 máy bay không người lái (UAV), nhiều hơn gấp đôi số máy bay có người lái.
Robot trên bộ đã cứu hàng trăm sinh mạng ở Iraq bằng cách tháo gỡ mìn, thứ đã cướp đi sinh mạng của 40% lính Mỹ ở Iraq. Đội quân robot đầu tiên được triển khai ở Iraq năm 2007 dưới cái tên viết tắt SWORDS. Trên robot có gắn súng máy kiểu M249 có thể bắn xa 912 m với độ chính xác cao. Michael Zecca, giám đốc chương trình SWORDS, xác nhận hiện nay các robot này chưa nổ súng nhưng trong tương lai chắc chắn chúng sẽ làm.
Thực ra robot SWORDS đã sẵn sàng hoạt động từ năm 2004 nhưng do chưa bảo đảm về mặt an toàn cho nên chưa gửi tới chiến trường Iraq. Cụ thể, một số robot có khuynh hướng thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Nó có thể giết cả một đơn vị lính Mỹ nếu nổi điên, theo lời ông Zecca. Người ta phải cải tiến bộ phận điều khiển robot bằng sóng radio.
Trên không, chiếc Predator - loại UAV nổi tiếng nhất - đã giết được hàng chục lãnh tụ quân nổi dậy và cả thường dân khiến dân chúng biểu tình chống Mỹ rầm rộ ở Pakistan và Afghanistan. Những chiếc Predator được điều khiển từ căn cứ không quân Creech của Mỹ ở bang Nevada, cách sào huyệt của Taliban nằm ở biên giới Pakistan-Afghanistan 12.800 km! Người điều khiển máy bay như vậy không bị nguy hiểm gì, một điều hoàn toàn mới lạ đối với những người tham chiến.
Giảm thương vong và nguy hiểm là trọng tâm của những người nghiên cứu chế tạo chiến binh robot tự động tìm mục tiêu và tự động nổ súng. Nói cách khác, quyết định khi nào nổ súng là các phần mềm máy tính chứ không phải do người điều khiển từ xa. Chính điều này đang làm một số chuyên gia về robot lo lắng vì công nghệ đang đi trước những vấn đề về đạo lý.
Năm 2001, Quốc hội Mỹ đã bật đèn xanh thúc đẩy nghiên cứu và phát triển robot quân sự với hai mục tiêu: năm 2010, 1/3 phi vụ ném bom tầm xa của Mỹ sẽ do các UAV thực hiện và năm 2015 sẽ có 1/3 chiến dịch quân sự trên bộ do robot quân sự tiến hành. Có thể sẽ không có mục tiêu nào được hoàn thành đúng hạn nhưng thời hạn đặt ra buộc phải giải quyết cấp tốc những vấn đề thuộc về đạo đức.
Công nghệ đi trước đạo đức
Một nhóm nhà nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa California vừa công bố kết quả một cuộc nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Văn phòng Nghiên cứu của Hải quân Mỹ, theo đó các vấn đề đạo đức đã không được chú ý một cách thỏa đáng. Lý do là người ta mải lo “chạy theo thị trường” và “ngộ nhận” rằng robot chỉ làm những gì đã lập trình.
Bản nghiên cứu phân tích: “Một kiểu suy nghĩ như thế thật lạc hậu bởi nó xuất phát từ cái thời máy tính còn đơn giản và các chương trình chỉ do một người viết và hiểu. Ngày nay, các chương trình có hàng triệu mã do một nhóm lập trình viên viết và không cá nhân nào có thể hiểu hết toàn bộ chương trình. Do đó, không một cá nhân nào có thể dự đoán hiệu quả của một lệnh một cách chắc chắn vì từng phần của chương trình có thể tương tác lẫn nhau”.
Điều đáng sợ nói trên đã từng xảy ra trong một cuộc tập trận ở Nam Phi năm 2007. Một khẩu cao xạ robot đã xổ ra hàng trăm vỏ đạn chung quanh mình giết chết 9 người lính và làm bị thương 14 người. Ngoài những sự cố đơn lẻ như thế còn nhiều vấn đề sâu xa hơn chưa được giải quyết. Ví dụ như làm sao phân biệt quân nổi dậy và thường dân, có thể đưa văn hóa Mỹ vào robot hay không? Khi robot làm sai gây thương vong cho thường dân ai chịu trách nhiệm? Nhà sản xuất robot, nhà thiết kế hay lập trình viên? Người chỉ huy đơn vị robot hay tổng thống Mỹ là người trực tiếp ra lệnh tấn công trong một số trường hợp? (Ông Obama từng bật đèn xanh cho một chiếc Predator nổ súng ở Pakistan).
Trong khi triển khai nhiều robot quân sự trên bộ, trên không và trên biển hơn bất cứ nước nào, Mỹ không phải là nước duy nhất sản xuất robot. Hiện có hơn 40 nước, trong đó có cả Trung Quốc, đang nghiên cứu và phát triển công nghệ robot. Điều này đặt ra một vấn đề, khi đội quân robot đông hơn quân lính, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định chính trị và ngoại giao? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Quân đội Mỹ liên tục đầu tư tiền của để nâng cấp và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược. Có những hệ thống vũ khí mà người ta chưa bao giờ biết tới và chi phí phát triển chúng lên tới hàng chục triệu USD. Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để phát triển vũ khí hiện nay.
Predator
Triển khai năm 1995
Một trong những chiếc máy bay do thám không người lái tinh vi nhất của Mỹ chính là Predator, từng được Không lực Mỹ sử dụng tại chiến trước Afghanistan, Balkans, Iraq, và Pakistan. Trung tâm điều khiển từ xa có thể cất và hạ cánh Predator, sử dụng nó để thu thập thông tin tình báo, theo dõi mục tiêu, hay thậm chí là dẫn đường cho tên lửa. Với trị giá 4,5 triệu USD, chiếc máy bay do thám này là một phần đội chiến đấu cơ của Không lực Mỹ. Predator cũng có thể mang được cả vũ khí, và gần đây khả năng này đã được thử nghiệm tại chiến trường Pakistan khi khí tài bay nhận nhiệm vụ truy tìm tung tích những kẻ cầm đầu al Qaeda. LRAD
Triển khai năm 2000
Thiết bị âm thanh khoảng cách xa (LRAD) sẽ phát ra những âm thanh gây thương tổn đối phương. Loại vũ khí không sát thương này từng được sử dụng trong vụ cứu tàu du lịch bị cướp biển Somali tấn công trên biển năm 2005. LRAD hiện được sử dụng để kiểm soát đám đông và được trang bị cho nhiều lực lượng cảnh sát trên thế giới. LRAD có thể phát ra âm thanh có độ lớn 155 decibel khiến đối phương mất phương hướng và gây tổn thương vĩnh viễn đối với thính giác. Global Hawk
Triển khai năm 2001
Dự kiến tới năm 2014, loại máy bay do thám U-2 sẽ “nghỉ hưu” và thay thế nó là Global Hawk loại không người lái. Nhiệm vụ của Global Hawk là thu thập các hình ảnh có độ phân giải cao và chụp theo thời gian thực. Global Hawk có thể chụp các bức ảnh lớn, thậm chí là chụp ảnh cả một quốc gia. Global Hawk là sản phẩm chế tạo của hãng Northrop Grumman có khả năng bay liên tục 24 tiếng với khoảng cách 6.000 dặm trước khi hết nhiên liệu. iRobot PackBot
Triển khai năm 2001
Sau nhiều thất bại với các thế hệ robot trước đây, phiên bản Roomba của hãng Boston"s iRobot đã khá thành công. Loại robot có chức năng dọn dẹp này cùng với robot tìm kiếm và cứu nạn PackBot từng được Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp Mỹ đặt mua. Việc điều khiển những loại robot này rất đơn giản, giống như trò chơi game video. PackBot từng được sử dụng để lùng sục các hang động tại Afghanistan và để dò mìn tại Iraq. ITT CREW Jammer
Triển khai năm 2003
Thiết bị nổ tức thời (IED) từng là loại vũ khí rất phổ biến mà nhóm phiến quân tại Iraq sử dụng. IED là nguyên nhân gây ra 70% cái chết trong tổng số 4.200 vụ thiệt mạng của lính Mỹ tại đây. Đó cũng là lý do tại sao mà Mỹ đang mang tới chiến trường nơi đây 37.000 thiết bị phá song CREW để vô hiệu hóa chức năng điều khiển từ xa trong các thiết bị IED. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 1,75 tỉ USD để mua loại thiết bị này. AAI RQ-7 Shadow
Triển khai năm 2003
Trong khi những loại khí tài bay không người lái như Predator và Global Hawk hoạt động ở khoảng cách xa hơn và thường được điều khiển từ trung tâm, thì những người lính ở chiến trường lại muốn tự điều khiển những chiếc máy bay không người lái nhỏ hơn theo ý mình. Một trong số những thiết bị đó là Shadow do hãng AAI sản xuất. Loại máy bay này được trang bị camera có khả năng chụp ảnh cả ban đêm, và những bộ cảm biến đặc biệt có thể phát hiện bom tại các khu vực nhất định. MQ-8 Fire Scout
Triển khai năm 2003
Đây là loại trực thăng đa năng nhất của Mỹ hiện nay trên chiến trường robot. Chiếc máy bay này có thể cất cánh từ mặt nước hoặc mặt đất với hệ thống theo dõi và mang được cả vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Chiếc máy bay nào có thể mang được đồ cứu tế nặng chừng 90kg cho binh sĩ. SWORDS
Triển khai năm 2007
Cuối năm 2008, quân đội Mỹ được cấp kinh phí trang bị thêm 12.000 robot mặt đất cho lực lượng chiến đầu. Những loại robot này được vũ trang với nhiều loại vũ khí khác nhau, có thể đảm đương các công việc như một người lính thực thụ, chẳng hạn như tuần tra, bắn tỉa. Robot này đặc biệt hữu ích tại các chiến trường bằng phẳng Iraq. Thay vì phải trực tiếp tuần tra, người lính có thể ngồi một chỗ an toàn để robot SWORDS sục sạo vào các tòa nhà và các khu vực nguy hiểm. Reaper
Triển khai năm 2007
Reapers là một phiên bản siêu việt hơn rất nhiều so với Predator. Chiếc máy bay do thám không người lái này của Không lực Mỹ có khả năng bay nhanh gấp đôi và bay cao gấp đôi so với Predator, trong khi hỏa lực cũng mạnh hơn nhiều lần. Máy bay còn được trang bị cả phần mềm Windows có khả năng phát hiện các vật thể do con người làm ra. Reapers được hãng General Atomics sản xuất theo hợp đồng với Lục quân, NASA và Bộ An ninh nội địa Mỹ. Reapers cũng được cung cấp cho một số chính phủ nước ngoài trong đó có Italy. CRAM
Triển khai năm 2007
Sau IED, mối đe dọa chết người lớn thứ hai tại chiến trường Iraq và Afghanistan chính là súng cối và tên lửa tự tạo. Để đối phó với các nguy cơ này, Mỹ đã đưa vào sử dụng một công nghệ từng được ứng dụng cho tàu hải quân, đó là dạng tháp pháo giống kiểu R2-D2 có khả năng tự phát hiện những nguy hiểm và tiêu diệt chúng. Phiên bản CRAM triển khai trên mặt đất của hãng Raytheon không rẻ chút nào, chúng tốn kém tới 75 triệu USD cho một hệ thống. Cho tới nay, quân đội Mỹ đã đưa vào sử dụng 20 hệ thống này. SRI International iLink
Triển khai năm 2008
Có những mạng xã hội dành cho giáo sự, sinh viên hay nhiều nhóm người khác, nhưng cũng có mạng xã hội chỉ dành cho lực lượng quân sự, đó chính là mạng SRI International iLink. Được đưa vào sử dụng tháng 7/2008, iLink bao gồm 3 mạng riêng biệt được bảo vệ bằng mật khẩu để kết nối và chia sẻ. Boeing EA-18G Growler
Triển khai năm 2009
Chiếc máy bay chuyên làm nhiệm vụ phá sóng này là một sản phẩm của Boeing do Hải quân Mỹ đặt hàng. Growler có thể cất cánh từ những chiếc máy bay chuyên chở chuyên nghiệp và bay theo đội hình phi cơ chiến đấu để phóng sóng đối phương. Kính viễn vọng 360 độ
Thử nghiệm năm 2008, loại kính viễn vọng có thể quay được 360 độ này chuyên dành cho lực lượng hải quân. Phiên bản camera mới này đang được Hải quân Mỹ ứng dụng có thể mang lại những hình ảnh bề mặt độ nét cao. Hệ thống nhiên liệu hydrô
Ký hợp đồng năm 2008
Tháng 12/2008, Quân đội Mỹ lần đầu tiên đưa ra một báo cáo môi trường bền vững trong đó nhấn mạnh tới việc 48% trong tổng số 60.000 phương tiện chiến lược của lực lượng này có thể sử dụng năng lượng thay thế. Quân đội Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD để thành lập một trung tâm phát triển nhiên liệu hydrô cho các loại vũ khí chiến đấu. RADS
Triển khai năm 2014
Gần một thập kỷ qua, Không lực Mỹ phát triển một hệ thống có tên là RADS dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2014. Hệ thống này sẽ phát ra những tia sóng ngắn công suất lớn nhằm đốt nóng các mục tiêu cách đó 500m và gây ra những tác hại vĩnh viễn. Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận được phát triển một phiên bản RADS nhỏ hơn, nhẹ hơn và ít tốn kém hơn. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về tác hại của hệ thống này. Nhiều người cho rằng nó sẽ tạo ra những nguy cơ lớn về sức khỏe con người.
Lựu đạn EMP
Kế hoạch triển khai: Bí mật
Tháng 2/2009, Quân đội Mỹ xác nhận rằng họ đang phát triển một loại lựu đạn có tên là EMP, cho phép lính đánh bộ có thể tắt toàn bộ máy tính và các thiết bị điện tử trong một khu vực lớn, chẳng hạn như trong một tòa nhà hay thậm chí là cả một ngôi làng nhỏ, mà không làm tổn hại những người sống trong khu vực đó. EMPiRe
Triển khai đầu năm 2012
Ở Mỹ hiện nay có rất nhiều khu vực được đặt trong tình trạng bảo vệ nghiêm ngặt bởi tầm quan trọng của chúng, chẳng hạn như các phòng thí nghiệm hạt nhân, đồi Capitol, các trung tâm máy tính quốc phòng… Những khu vực này đều được bảo vệ trước các cuộc tấn công điện từ trường bởi những lớp đồng và các loại vật liệu khác được gọi tên chung là Faraday Cage. Tuy nhiên, những bộ phận chịu trách nhiệm bảo vệ những khu vực này vẫn chưa thực sự yên tâm. Họ đang phát triển một loại môi trường mới (có thể coi như là tấm khiên chắn) để chống lại các cuộc tấn công điện tử. Laser chiến lược năng lượng cao (THEL)
Kế hoạch triển khai: Bí mật
Cũng giống như loại laser hóa học được sử dụng trong các máy cắt và khoa công nghiệp, THEL được thiết kế với khả năng tự phát hiện mục tiêu và bắn hỏa lực rocket từ mặt đất. Hệ thống này được chính phủ Israel thiết bị và được chính phủ Mỹ hậu thuẫn trong khuôn khổ hợp tác năm 1996. Phiên bản THEL mới nhất đang được tập đoàn Northrop Grumman thử nghiệm. Chi phí phát triển THEL ước tính vào khoảng 50 triệu USD. DARPA Vulture
Kế hoạch đề xuất: 2008
Năm ngoái, Tập đoàn DARPA nhận phát triển một hệ thống không người lái giống như một chiếc máy bay khổng lồ có thể treo ở độ cao 19km trong suốt 5 năm để theo dõi một khu vực rộng lớn trên trái đất.
1. SWORDS/Talon
Robot giết người đầu tiên tại Iraq/Afghan, được trang bị rất nhiều loại vũ khí, dùng trong tấn công, phòng thủ, chống bắn tỉa, phá mìn v.v. Vũ khí chủ yếu: 4 rocket 66-mm hoặc súng cối 40-mm 6 viên, cùng súng máy M240 hoặc M249. Chủ yếu dùng camera để điều khiển.
2. MAARS
Đời sau của SWORDS, sử dụng khẩu M240B làm vũ khí tiêu chuẩn. Đây là robot giết người tự động. Người sử dụng có thể định nghĩa bằng phần mềm vùng "giết" và "không giết"(non-kill). Hệ thống xích có thể tự chuyển sang dạng bánh xe khi cần. Ngoài súng máy, nó còn có một thiết bị nổ định hướng(mìn lõm) dùng để phá chướng ngại vật.
3. VIPER
Versatile, Intelligent, Portable Robot - Công ty sx: Elbit. Sử dụng loại bánh xe đặc biệt của hãng Galileo Mobility, có thể leo lên cầu thang và biến đổi hình dạng theo địa hình. Có thể lắp 4 cánh tay, trên đó trang bị súng Uzi 9mm, thiết bị trỏ mục tiêu lazer, súng phóng lựu.
4 - All-Purpose Remote Transport System (ARTS)
Phá bom mìn, tiêu diệt đối phương, kéo các xe tải bị hư hỏng trong chiến đấu.
5 - MDARS-E
Mang theo các robot con URBOT để tiến sát rồi thả chúng vào lô cốt đối phương.
6 - Predator UAV MQ-1 Hunter/Killer, robot bay
Vũ khí vô cùng hện đại của quân đội Mỹ. Chỉ huy có thể ngồi tại một căn cứ quân sự tại Mỹ ra lệnh điều khiển tấn công mục tiêu tại Afghanistan. Đã có rất nhiều thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan bị tiêu diệt bởi loại robot bay này.
7 - PackBot Scout
Robot làm nhiệm vụ trinh sát chiến trường
8 - Multifunction Utility/Logistics and Equipment (MULE)
Dùng tiếp tế cho các đội quân bị bao vây mà không sợ hỏa lực kẻ thù, hãng Lockheed Martin.
9 - Crusher
Robot giết người hàng loạt nặng 6.5 tấn. Kết cấu gồm nhôm chịu lực và titan. Có thể di chuyển qua mọi loại địa hình, mang theo 3.6 tấn vũ khí/trang bị. Sử dụng động cơ điện để giảm thiểu tiếng động. Khi cần sẽ sử dụng động cơ diezel lai để xạc điện lại. Hầu hết các loại vũ khí có thể lắp trên robot này, bao gồm cả vũ khí sinh học, hóa học. Robot này kế thừa toàn bộ các thành tựu của các robot trước đó, gồm cả license to kill. Con này siêu khủng
Robot giết người - Robot SWORDS
Robot (cỗ máy tự động) đã có mặt tại chiến trường Iraq không lâu sau khi quân đội Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein. Giờ đây, Mỹ đang triển khai kế hoạch thay 1/3 quân xa và vũ khí bằng robot vào năm 2015. Chiến binh robot cũng sẽ được chế tạo để lâm trận thay con người. Thậm chí, người ta còn dự định trang bị lương tâm nhân tạo để chúng từ chối thực hiện những mệnh lệnh phi đạo đức.
Chúng không biết sợ, không biết mệt, không bị bối rối khi đồng đội bị xé tan từng mảnh. Chúng cũng không ngại làm những công việc nguy hiểm, dơ dáy hay chán ngắt trong quân đội. Chúng là robot quân sự với số lượng gia tăng nhanh chóng. Chúng có thể chấm dứt độc quyền đánh giặc của con người từ mấy ngàn năm nay.
“Khoa học viễn tưởng đang tiến dần đến chiến trường”, học giả Peter Singer thuộc tổ chức Brookings đã nhận định như vậy hồi tuần qua tại hội nghị các chuyên gia về robot tổ chức tại trường đại học chiến tranh của lục quân Mỹ, bang Pennsylvania.
12.000 robot ở Iraq
Singer cũng vừa cho ra mắt cuốn Cuộc cách mạng robot và những cuộc xung đột ở thế kỷ 21. Ông tiên đoán rằng trong tương lai, robot không những đóng vai trò tác chiến ngày càng lớn mà còn vạch ra những kế hoạch tác chiến. Những con số sau đây chứng minh cho chuyện đó. Khi quân đội Mỹ tấn công Iraq năm 2003, chưa có robot trên chiến trường. Ở Afghanistan cũng vậy. Giờ đây, trên cả hai mặt trận này có khoảng 12.000 robot trên bộ ở Iraq và 7.000 máy bay không người lái (UAV), nhiều hơn gấp đôi số máy bay có người lái.
Robot trên bộ đã cứu hàng trăm sinh mạng ở Iraq bằng cách tháo gỡ mìn, thứ đã cướp đi sinh mạng của 40% lính Mỹ ở Iraq. Đội quân robot đầu tiên được triển khai ở Iraq năm 2007 dưới cái tên viết tắt SWORDS. Trên robot có gắn súng máy kiểu M249 có thể bắn xa 912 m với độ chính xác cao. Michael Zecca, giám đốc chương trình SWORDS, xác nhận hiện nay các robot này chưa nổ súng nhưng trong tương lai chắc chắn chúng sẽ làm.
Thực ra robot SWORDS đã sẵn sàng hoạt động từ năm 2004 nhưng do chưa bảo đảm về mặt an toàn cho nên chưa gửi tới chiến trường Iraq. Cụ thể, một số robot có khuynh hướng thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Nó có thể giết cả một đơn vị lính Mỹ nếu nổi điên, theo lời ông Zecca. Người ta phải cải tiến bộ phận điều khiển robot bằng sóng radio.
Trên không, chiếc Predator - loại UAV nổi tiếng nhất - đã giết được hàng chục lãnh tụ quân nổi dậy và cả thường dân khiến dân chúng biểu tình chống Mỹ rầm rộ ở Pakistan và Afghanistan. Những chiếc Predator được điều khiển từ căn cứ không quân Creech của Mỹ ở bang Nevada, cách sào huyệt của Taliban nằm ở biên giới Pakistan-Afghanistan 12.800 km! Người điều khiển máy bay như vậy không bị nguy hiểm gì, một điều hoàn toàn mới lạ đối với những người tham chiến.
Giảm thương vong và nguy hiểm là trọng tâm của những người nghiên cứu chế tạo chiến binh robot tự động tìm mục tiêu và tự động nổ súng. Nói cách khác, quyết định khi nào nổ súng là các phần mềm máy tính chứ không phải do người điều khiển từ xa. Chính điều này đang làm một số chuyên gia về robot lo lắng vì công nghệ đang đi trước những vấn đề về đạo lý.
Năm 2001, Quốc hội Mỹ đã bật đèn xanh thúc đẩy nghiên cứu và phát triển robot quân sự với hai mục tiêu: năm 2010, 1/3 phi vụ ném bom tầm xa của Mỹ sẽ do các UAV thực hiện và năm 2015 sẽ có 1/3 chiến dịch quân sự trên bộ do robot quân sự tiến hành. Có thể sẽ không có mục tiêu nào được hoàn thành đúng hạn nhưng thời hạn đặt ra buộc phải giải quyết cấp tốc những vấn đề thuộc về đạo đức.
Công nghệ đi trước đạo đức
Một nhóm nhà nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa California vừa công bố kết quả một cuộc nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Văn phòng Nghiên cứu của Hải quân Mỹ, theo đó các vấn đề đạo đức đã không được chú ý một cách thỏa đáng. Lý do là người ta mải lo “chạy theo thị trường” và “ngộ nhận” rằng robot chỉ làm những gì đã lập trình.
Bản nghiên cứu phân tích: “Một kiểu suy nghĩ như thế thật lạc hậu bởi nó xuất phát từ cái thời máy tính còn đơn giản và các chương trình chỉ do một người viết và hiểu. Ngày nay, các chương trình có hàng triệu mã do một nhóm lập trình viên viết và không cá nhân nào có thể hiểu hết toàn bộ chương trình. Do đó, không một cá nhân nào có thể dự đoán hiệu quả của một lệnh một cách chắc chắn vì từng phần của chương trình có thể tương tác lẫn nhau”.
Điều đáng sợ nói trên đã từng xảy ra trong một cuộc tập trận ở Nam Phi năm 2007. Một khẩu cao xạ robot đã xổ ra hàng trăm vỏ đạn chung quanh mình giết chết 9 người lính và làm bị thương 14 người. Ngoài những sự cố đơn lẻ như thế còn nhiều vấn đề sâu xa hơn chưa được giải quyết. Ví dụ như làm sao phân biệt quân nổi dậy và thường dân, có thể đưa văn hóa Mỹ vào robot hay không? Khi robot làm sai gây thương vong cho thường dân ai chịu trách nhiệm? Nhà sản xuất robot, nhà thiết kế hay lập trình viên? Người chỉ huy đơn vị robot hay tổng thống Mỹ là người trực tiếp ra lệnh tấn công trong một số trường hợp? (Ông Obama từng bật đèn xanh cho một chiếc Predator nổ súng ở Pakistan).
Trong khi triển khai nhiều robot quân sự trên bộ, trên không và trên biển hơn bất cứ nước nào, Mỹ không phải là nước duy nhất sản xuất robot. Hiện có hơn 40 nước, trong đó có cả Trung Quốc, đang nghiên cứu và phát triển công nghệ robot. Điều này đặt ra một vấn đề, khi đội quân robot đông hơn quân lính, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định chính trị và ngoại giao? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Quân đội Mỹ liên tục đầu tư tiền của để nâng cấp và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược. Có những hệ thống vũ khí mà người ta chưa bao giờ biết tới và chi phí phát triển chúng lên tới hàng chục triệu USD. Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để phát triển vũ khí hiện nay.
Predator
Triển khai năm 1995
Một trong những chiếc máy bay do thám không người lái tinh vi nhất của Mỹ chính là Predator, từng được Không lực Mỹ sử dụng tại chiến trước Afghanistan, Balkans, Iraq, và Pakistan. Trung tâm điều khiển từ xa có thể cất và hạ cánh Predator, sử dụng nó để thu thập thông tin tình báo, theo dõi mục tiêu, hay thậm chí là dẫn đường cho tên lửa. Với trị giá 4,5 triệu USD, chiếc máy bay do thám này là một phần đội chiến đấu cơ của Không lực Mỹ. Predator cũng có thể mang được cả vũ khí, và gần đây khả năng này đã được thử nghiệm tại chiến trường Pakistan khi khí tài bay nhận nhiệm vụ truy tìm tung tích những kẻ cầm đầu al Qaeda. LRAD
Triển khai năm 2000
Thiết bị âm thanh khoảng cách xa (LRAD) sẽ phát ra những âm thanh gây thương tổn đối phương. Loại vũ khí không sát thương này từng được sử dụng trong vụ cứu tàu du lịch bị cướp biển Somali tấn công trên biển năm 2005. LRAD hiện được sử dụng để kiểm soát đám đông và được trang bị cho nhiều lực lượng cảnh sát trên thế giới. LRAD có thể phát ra âm thanh có độ lớn 155 decibel khiến đối phương mất phương hướng và gây tổn thương vĩnh viễn đối với thính giác. Global Hawk
Triển khai năm 2001
Dự kiến tới năm 2014, loại máy bay do thám U-2 sẽ “nghỉ hưu” và thay thế nó là Global Hawk loại không người lái. Nhiệm vụ của Global Hawk là thu thập các hình ảnh có độ phân giải cao và chụp theo thời gian thực. Global Hawk có thể chụp các bức ảnh lớn, thậm chí là chụp ảnh cả một quốc gia. Global Hawk là sản phẩm chế tạo của hãng Northrop Grumman có khả năng bay liên tục 24 tiếng với khoảng cách 6.000 dặm trước khi hết nhiên liệu. iRobot PackBot
Triển khai năm 2001
Sau nhiều thất bại với các thế hệ robot trước đây, phiên bản Roomba của hãng Boston"s iRobot đã khá thành công. Loại robot có chức năng dọn dẹp này cùng với robot tìm kiếm và cứu nạn PackBot từng được Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp Mỹ đặt mua. Việc điều khiển những loại robot này rất đơn giản, giống như trò chơi game video. PackBot từng được sử dụng để lùng sục các hang động tại Afghanistan và để dò mìn tại Iraq. ITT CREW Jammer
Triển khai năm 2003
Thiết bị nổ tức thời (IED) từng là loại vũ khí rất phổ biến mà nhóm phiến quân tại Iraq sử dụng. IED là nguyên nhân gây ra 70% cái chết trong tổng số 4.200 vụ thiệt mạng của lính Mỹ tại đây. Đó cũng là lý do tại sao mà Mỹ đang mang tới chiến trường nơi đây 37.000 thiết bị phá song CREW để vô hiệu hóa chức năng điều khiển từ xa trong các thiết bị IED. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 1,75 tỉ USD để mua loại thiết bị này. AAI RQ-7 Shadow
Triển khai năm 2003
Trong khi những loại khí tài bay không người lái như Predator và Global Hawk hoạt động ở khoảng cách xa hơn và thường được điều khiển từ trung tâm, thì những người lính ở chiến trường lại muốn tự điều khiển những chiếc máy bay không người lái nhỏ hơn theo ý mình. Một trong số những thiết bị đó là Shadow do hãng AAI sản xuất. Loại máy bay này được trang bị camera có khả năng chụp ảnh cả ban đêm, và những bộ cảm biến đặc biệt có thể phát hiện bom tại các khu vực nhất định. MQ-8 Fire Scout
Triển khai năm 2003
Đây là loại trực thăng đa năng nhất của Mỹ hiện nay trên chiến trường robot. Chiếc máy bay này có thể cất cánh từ mặt nước hoặc mặt đất với hệ thống theo dõi và mang được cả vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Chiếc máy bay nào có thể mang được đồ cứu tế nặng chừng 90kg cho binh sĩ. SWORDS
Triển khai năm 2007
Cuối năm 2008, quân đội Mỹ được cấp kinh phí trang bị thêm 12.000 robot mặt đất cho lực lượng chiến đầu. Những loại robot này được vũ trang với nhiều loại vũ khí khác nhau, có thể đảm đương các công việc như một người lính thực thụ, chẳng hạn như tuần tra, bắn tỉa. Robot này đặc biệt hữu ích tại các chiến trường bằng phẳng Iraq. Thay vì phải trực tiếp tuần tra, người lính có thể ngồi một chỗ an toàn để robot SWORDS sục sạo vào các tòa nhà và các khu vực nguy hiểm. Reaper
Triển khai năm 2007
Reapers là một phiên bản siêu việt hơn rất nhiều so với Predator. Chiếc máy bay do thám không người lái này của Không lực Mỹ có khả năng bay nhanh gấp đôi và bay cao gấp đôi so với Predator, trong khi hỏa lực cũng mạnh hơn nhiều lần. Máy bay còn được trang bị cả phần mềm Windows có khả năng phát hiện các vật thể do con người làm ra. Reapers được hãng General Atomics sản xuất theo hợp đồng với Lục quân, NASA và Bộ An ninh nội địa Mỹ. Reapers cũng được cung cấp cho một số chính phủ nước ngoài trong đó có Italy. CRAM
Triển khai năm 2007
Sau IED, mối đe dọa chết người lớn thứ hai tại chiến trường Iraq và Afghanistan chính là súng cối và tên lửa tự tạo. Để đối phó với các nguy cơ này, Mỹ đã đưa vào sử dụng một công nghệ từng được ứng dụng cho tàu hải quân, đó là dạng tháp pháo giống kiểu R2-D2 có khả năng tự phát hiện những nguy hiểm và tiêu diệt chúng. Phiên bản CRAM triển khai trên mặt đất của hãng Raytheon không rẻ chút nào, chúng tốn kém tới 75 triệu USD cho một hệ thống. Cho tới nay, quân đội Mỹ đã đưa vào sử dụng 20 hệ thống này. SRI International iLink
Triển khai năm 2008
Có những mạng xã hội dành cho giáo sự, sinh viên hay nhiều nhóm người khác, nhưng cũng có mạng xã hội chỉ dành cho lực lượng quân sự, đó chính là mạng SRI International iLink. Được đưa vào sử dụng tháng 7/2008, iLink bao gồm 3 mạng riêng biệt được bảo vệ bằng mật khẩu để kết nối và chia sẻ. Boeing EA-18G Growler
Triển khai năm 2009
Chiếc máy bay chuyên làm nhiệm vụ phá sóng này là một sản phẩm của Boeing do Hải quân Mỹ đặt hàng. Growler có thể cất cánh từ những chiếc máy bay chuyên chở chuyên nghiệp và bay theo đội hình phi cơ chiến đấu để phóng sóng đối phương. Kính viễn vọng 360 độ
Thử nghiệm năm 2008, loại kính viễn vọng có thể quay được 360 độ này chuyên dành cho lực lượng hải quân. Phiên bản camera mới này đang được Hải quân Mỹ ứng dụng có thể mang lại những hình ảnh bề mặt độ nét cao. Hệ thống nhiên liệu hydrô
Ký hợp đồng năm 2008
Tháng 12/2008, Quân đội Mỹ lần đầu tiên đưa ra một báo cáo môi trường bền vững trong đó nhấn mạnh tới việc 48% trong tổng số 60.000 phương tiện chiến lược của lực lượng này có thể sử dụng năng lượng thay thế. Quân đội Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD để thành lập một trung tâm phát triển nhiên liệu hydrô cho các loại vũ khí chiến đấu. RADS
Triển khai năm 2014
Gần một thập kỷ qua, Không lực Mỹ phát triển một hệ thống có tên là RADS dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2014. Hệ thống này sẽ phát ra những tia sóng ngắn công suất lớn nhằm đốt nóng các mục tiêu cách đó 500m và gây ra những tác hại vĩnh viễn. Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận được phát triển một phiên bản RADS nhỏ hơn, nhẹ hơn và ít tốn kém hơn. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về tác hại của hệ thống này. Nhiều người cho rằng nó sẽ tạo ra những nguy cơ lớn về sức khỏe con người.
Lựu đạn EMP
Kế hoạch triển khai: Bí mật
Tháng 2/2009, Quân đội Mỹ xác nhận rằng họ đang phát triển một loại lựu đạn có tên là EMP, cho phép lính đánh bộ có thể tắt toàn bộ máy tính và các thiết bị điện tử trong một khu vực lớn, chẳng hạn như trong một tòa nhà hay thậm chí là cả một ngôi làng nhỏ, mà không làm tổn hại những người sống trong khu vực đó. EMPiRe
Triển khai đầu năm 2012
Ở Mỹ hiện nay có rất nhiều khu vực được đặt trong tình trạng bảo vệ nghiêm ngặt bởi tầm quan trọng của chúng, chẳng hạn như các phòng thí nghiệm hạt nhân, đồi Capitol, các trung tâm máy tính quốc phòng… Những khu vực này đều được bảo vệ trước các cuộc tấn công điện từ trường bởi những lớp đồng và các loại vật liệu khác được gọi tên chung là Faraday Cage. Tuy nhiên, những bộ phận chịu trách nhiệm bảo vệ những khu vực này vẫn chưa thực sự yên tâm. Họ đang phát triển một loại môi trường mới (có thể coi như là tấm khiên chắn) để chống lại các cuộc tấn công điện tử. Laser chiến lược năng lượng cao (THEL)
Kế hoạch triển khai: Bí mật
Cũng giống như loại laser hóa học được sử dụng trong các máy cắt và khoa công nghiệp, THEL được thiết kế với khả năng tự phát hiện mục tiêu và bắn hỏa lực rocket từ mặt đất. Hệ thống này được chính phủ Israel thiết bị và được chính phủ Mỹ hậu thuẫn trong khuôn khổ hợp tác năm 1996. Phiên bản THEL mới nhất đang được tập đoàn Northrop Grumman thử nghiệm. Chi phí phát triển THEL ước tính vào khoảng 50 triệu USD. DARPA Vulture
Kế hoạch đề xuất: 2008
Năm ngoái, Tập đoàn DARPA nhận phát triển một hệ thống không người lái giống như một chiếc máy bay khổng lồ có thể treo ở độ cao 19km trong suốt 5 năm để theo dõi một khu vực rộng lớn trên trái đất.
Theo: Hoàng Sa
Các tin khác ::.