Khám phá xe tăng “bão hổ“ của quân đội Triều Tiên
2011-0103
Pokpung-ho (Storm tiger) được quân đội Triều Tiên phát trong những năm 1990. Nó được phát triển trên cơ sở T-62, T-72, T-80, T-90 và thậm chí là cả Tyoe 88.
Pokpung-ho có mã là M-2002 được chính thức thử nghiệm thành công vào ngày 16/2/ 2002.
Nguồn gốc
Sự sụp đổ của Liên Xô khiến một lượng lớn tăng T-72 buộc phải ngừng hoạt động vì không đủ kinh phí. Triều Tiên đã mua lại một số chiếc T-72 đó để bổ sung cho lực lượng quốc phòng và đồng thời lấy các bộ phận cốt lõi để sao chép công nghệ.
Triều Tiên còn lấy cả công nghệ của T-90 (Nga) và có thể là cả mô hình xe tăng Type 88 (Trung Quốc) được sản xuất trong thời kỳ đó để chế tạo ra những chiếc Pokpung-ho. Sự quan tâm của Triều Tiên đối với T-90 đã được chứng minh trong tháng 8/2001 khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il tới thăm nhà máy quốc phòng Omsk Transmash, nhà máy chuyên sản xuất T-90, trong chuyến thăm Nga.
Ngoài ra, có một số thông tin cho rằng kết quả của chuyến thăm này đã đem lại cho Nga bản hợp đồng cung cấp xe tăng T-90S cho Bình Nhưỡng. Có thể nhờ hợp đồng này, Triều Tiên đã có thêm cơ sở để cải tiến những chiếc T-72.
Lịch sử ra đời
"Sốc" với bi kịch xe tăng T-72 của Iran bị M1 Abrams của phương Tây tàn phá trong chiến tranh vùng Vịnh, trong khi Hàn Quốc bổ sung K1 MBT có hiệu suất ngang với M1 Abrams và sự cần thiết phải có một lực lượng xe tăng mới có khả năng chiến đấu hiệu quả cao hơn Bình Nhưỡng đã quyết định hiện đại hóa lực lượng xe tăng của mình và rút ngắn khoảng cách với MBT.
Chiếc Pokpung-ho được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1992 tại nhà máy Ryu Kyong-su nằm ở Sinhung, tỉnh Nam Hamgyong. Các biến thể sau này cũng đã được tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu dù chỉ ở mức tối thiểu.
Do hạn chế về công nghệ, cộng với thực tế là ngân sách quốc phòng chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển vũ khí hạt nhân nên hiện Triều Tiên chỉ có 150 chiếc xe tăng Pokpung-ho.
Ngoài ra, được ra mắt chính thức lần đầu tiên vào năm 2002 nên Pokpung-ho còn được gọi bằng tên mã là M-2002. Pokpung-ho cũng tham gia cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng trong tháng 10/2010.
Đặc điểm thiết kế
Tuy nhiên, khi được ra mắt chính thức vài tháng trước, Pokpung-ho lại được đánh giá là giống tăng Type 85 là T-72 như từng được đồn đại.
Nhưng Triều Tiên tuyên bố, M-2002 có sức mạnh có thể sánh ngang hoặc còn hơn cả T-90 của Nga mặc dù nếu so sánh về thiết kế và kích thước, M-2002 cũng tương đương với T-80 hoặc T-90. Nhưng khả năng chiến đấu được đánh giá là cao hơn với phiên bản T-72 và không có bất kỳ đặc điểm nào nổi trội hơn K2 Black Panther.
Vũ khí
Pokpung-ho được trang bị súng trơn 125 mm và 115 mm kiểu mới trông tròn và phẳng hơn, giống với T-80 mặc dù mục đích thay đổi không được nêu rõ.
Vỏ xuyên giáp của nó được sản xuất tại Triều Tiên.
Pokpung-ho cũng được trang bị súng máy hạng nặng chống máy bay KPV 14,5 mm (300 viên) và một súng máy 7,62 mm PKT, 4 quả lựu đạn khói nằm ở bệ phóng phía bên trái tháp pháo.
Thân xe
Thân của Pokpung-ho cũng được sửa đổi nhiều, dài hơn so với hình mẫu T-62 và có thêm một cặp bánh chịu tải (road-wheel). Khoang động cơ được thiết kế giống T-72.
Động cơ
Mặc dù có một số suy đoán cho rằng Pokpung-ho sở hữu động cơ diesel 1.500 mã lực nhưng trên thực tế có khả năng chỉ ở mức khoảng 1.000-1.100 mã lực.
Một số nguồn tin cho biết, Triều Tiên đã từ chối trang bị cho Pokpung-ho động cơ 1.250 hp (930 kW) giống động cơ của T-80 do loại này không hợp với địa hình hẹp, địa hình đồi núi ở Triều Tiên và Hàn Quốc và nhiệm vụ phòng thủ.
Về mặt tấn công, Pokpung-ho có lợi thế có thể triển khai tham gia thế trận một cách nhanh chóng do có khả năng tăng tốc tuyệt vời - một trong những cơ sở chiến thuật của xe tăng Triều Tiên.
Hệ thống khai hỏa
Pokpung-ho có hệ thống khai hỏa khá hiện đại và được cho rằng có thể được xây dựng trên cơ sở các Chieftain FCS mà Iran đã bí mật chuyển giao công nghệ cho Triều Tiên. Nếu thế Pokpung-ho có thể có hệ thống ngắm bắn ban ngày PNK-3/PNK-4, hệ thống ngắm bắn ban đêm 1K13-49 periscopic.
Pokpung-ho cũng có cảm biến hồng ngoại (TPN-3-49 hay TPN-4) và một máy đo khoảng cách bằng laser giúp nó có thể hoạt động vào ban đêm. Mặc dù chất lượng của các thiết bị này có thể kém hơn so với các thiết bị của Hàn Quốc nhưng nó cũng được đánh giá là một mối đe dọa đáng kể khi hoạt động ở tầm ngắm bắn trung bình.
Phạm vi hoạt động của Pokpung-ho là 370 km.
Một số hình ảnh của Pokpung-ho:
Pokpung-ho có mã là M-2002 được chính thức thử nghiệm thành công vào ngày 16/2/ 2002.
Nguồn gốc
Sự sụp đổ của Liên Xô khiến một lượng lớn tăng T-72 buộc phải ngừng hoạt động vì không đủ kinh phí. Triều Tiên đã mua lại một số chiếc T-72 đó để bổ sung cho lực lượng quốc phòng và đồng thời lấy các bộ phận cốt lõi để sao chép công nghệ.
Triều Tiên còn lấy cả công nghệ của T-90 (Nga) và có thể là cả mô hình xe tăng Type 88 (Trung Quốc) được sản xuất trong thời kỳ đó để chế tạo ra những chiếc Pokpung-ho. Sự quan tâm của Triều Tiên đối với T-90 đã được chứng minh trong tháng 8/2001 khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il tới thăm nhà máy quốc phòng Omsk Transmash, nhà máy chuyên sản xuất T-90, trong chuyến thăm Nga.
Ngoài ra, có một số thông tin cho rằng kết quả của chuyến thăm này đã đem lại cho Nga bản hợp đồng cung cấp xe tăng T-90S cho Bình Nhưỡng. Có thể nhờ hợp đồng này, Triều Tiên đã có thêm cơ sở để cải tiến những chiếc T-72.
Lịch sử ra đời
"Sốc" với bi kịch xe tăng T-72 của Iran bị M1 Abrams của phương Tây tàn phá trong chiến tranh vùng Vịnh, trong khi Hàn Quốc bổ sung K1 MBT có hiệu suất ngang với M1 Abrams và sự cần thiết phải có một lực lượng xe tăng mới có khả năng chiến đấu hiệu quả cao hơn Bình Nhưỡng đã quyết định hiện đại hóa lực lượng xe tăng của mình và rút ngắn khoảng cách với MBT.
Chiếc Pokpung-ho được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1992 tại nhà máy Ryu Kyong-su nằm ở Sinhung, tỉnh Nam Hamgyong. Các biến thể sau này cũng đã được tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu dù chỉ ở mức tối thiểu.
Do hạn chế về công nghệ, cộng với thực tế là ngân sách quốc phòng chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển vũ khí hạt nhân nên hiện Triều Tiên chỉ có 150 chiếc xe tăng Pokpung-ho.
Ngoài ra, được ra mắt chính thức lần đầu tiên vào năm 2002 nên Pokpung-ho còn được gọi bằng tên mã là M-2002. Pokpung-ho cũng tham gia cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng trong tháng 10/2010.
Đặc điểm thiết kế
Tuy nhiên, khi được ra mắt chính thức vài tháng trước, Pokpung-ho lại được đánh giá là giống tăng Type 85 là T-72 như từng được đồn đại.
Nhưng Triều Tiên tuyên bố, M-2002 có sức mạnh có thể sánh ngang hoặc còn hơn cả T-90 của Nga mặc dù nếu so sánh về thiết kế và kích thước, M-2002 cũng tương đương với T-80 hoặc T-90. Nhưng khả năng chiến đấu được đánh giá là cao hơn với phiên bản T-72 và không có bất kỳ đặc điểm nào nổi trội hơn K2 Black Panther.
Vũ khí
Pokpung-ho được trang bị súng trơn 125 mm và 115 mm kiểu mới trông tròn và phẳng hơn, giống với T-80 mặc dù mục đích thay đổi không được nêu rõ.
Vỏ xuyên giáp của nó được sản xuất tại Triều Tiên.
Pokpung-ho cũng được trang bị súng máy hạng nặng chống máy bay KPV 14,5 mm (300 viên) và một súng máy 7,62 mm PKT, 4 quả lựu đạn khói nằm ở bệ phóng phía bên trái tháp pháo.
Thân xe
Thân của Pokpung-ho cũng được sửa đổi nhiều, dài hơn so với hình mẫu T-62 và có thêm một cặp bánh chịu tải (road-wheel). Khoang động cơ được thiết kế giống T-72.
Động cơ
Mặc dù có một số suy đoán cho rằng Pokpung-ho sở hữu động cơ diesel 1.500 mã lực nhưng trên thực tế có khả năng chỉ ở mức khoảng 1.000-1.100 mã lực.
Một số nguồn tin cho biết, Triều Tiên đã từ chối trang bị cho Pokpung-ho động cơ 1.250 hp (930 kW) giống động cơ của T-80 do loại này không hợp với địa hình hẹp, địa hình đồi núi ở Triều Tiên và Hàn Quốc và nhiệm vụ phòng thủ.
Về mặt tấn công, Pokpung-ho có lợi thế có thể triển khai tham gia thế trận một cách nhanh chóng do có khả năng tăng tốc tuyệt vời - một trong những cơ sở chiến thuật của xe tăng Triều Tiên.
Hệ thống khai hỏa
Pokpung-ho có hệ thống khai hỏa khá hiện đại và được cho rằng có thể được xây dựng trên cơ sở các Chieftain FCS mà Iran đã bí mật chuyển giao công nghệ cho Triều Tiên. Nếu thế Pokpung-ho có thể có hệ thống ngắm bắn ban ngày PNK-3/PNK-4, hệ thống ngắm bắn ban đêm 1K13-49 periscopic.
Pokpung-ho cũng có cảm biến hồng ngoại (TPN-3-49 hay TPN-4) và một máy đo khoảng cách bằng laser giúp nó có thể hoạt động vào ban đêm. Mặc dù chất lượng của các thiết bị này có thể kém hơn so với các thiết bị của Hàn Quốc nhưng nó cũng được đánh giá là một mối đe dọa đáng kể khi hoạt động ở tầm ngắm bắn trung bình.
Phạm vi hoạt động của Pokpung-ho là 370 km.
Một số hình ảnh của Pokpung-ho:
Theo: Nguyễn Hường (Bee)
Các tin khác ::.
10 xe concept của năm 2010 (12/30)