Tìm hiểu công nghệ “make-up” cho biển số xe
2011-1109
Đẹp, bền và an toàn, đó là những gì mà một chiếc biển số ép có thể mang lại cho những người chủ xe. Ép biển số không phải là một dịch vụ làm đẹp cho xe mới xuất hiện tại Hà Nội. Nếu lần lại lịch sử thì nghề này đã có mặt tại Hà Nội cách đây hơn 5 năm.
Anh Tuấn “Miền Nam” được cho là người đầu tiên đưa công nghệ ép biển số ra Hà Nội với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề ví von: “Một chiếc xe đẹp nhưng lại mang biển số cũ nát cũng giống như một anh mặc đẹp nhưng lại cầm một chiếc card visit cũ nát để giao dịch với khách hàng”. Do đó, việc tân trang lại biển số xe hiện nay không phải là hiếm đối với nhiều người.
Thông thường, một người mới mua xe máy và được cấp biển mới thường sẽ mang biển số đi ép để có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền của chiếc biển số xe. Việc này cũng giống như ép plastic cho chứng minh thư nhân dân.
Tuy nhiên, đối với những xe sử dụng đã lâu, biển số xe đã có những dấu vết thời gian như bong sơn, mất nét hoặc có thể là do những va chạm mà chiếc biển bị biến dạng, hỏng…. thì người như anh Tuấn “Miền Nam” chính là bác sĩ thẩm mỹ của những chiếc biển số này.
Biển số cũ nát sau 1 thời gian sử dụng.
Chúng tôi gặp được gặp anh Tuấn “Miền Nam” trong cái nắng muộn cuối thu của Hà Nội và được anh chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề “make-up” biển số. Anh Tuấn “Miền Nam” cho hay: “Một chiếc biển cũ với nhiều vết xước hoặc méo mó thì việc trước tiên phải khôi phục lại "nhan sắc" cho chiếc biển qua 3 bước”.Bước 1: Cạo hoàn toàn lớp sơn trên bề mặt biển.
Bước 2: Tiến hành sơn phủ và tô lại các nét số.
Bước 3: Hơ nóng để lớp sơn khô và bám chặt vào bề mặt biển.
Sau 3 bước, chiếc biển số cũ hỏng đã gần như chuyển mình thành một chiếc biển mới. Tuy nhiên, anh cũng cho biết, 3 bước tuy đơn giản nhưng cần làm rất tỉ mỉ. Chỉ một chút sơ sót khi tô lại các nét trên biển cũng có thể khiến chiếc biển trông rất “rởm”. Ngay cả quốc huy được dập nổi trên biển, nếu không khéo, người thợ có thể biến chiếc biển số xe xịn trông giống như một chiếc biển số xe giả.
Sau khi được “make up” chiếc biển cũ trông như mới.
Sau công đoạn tân trang lại chiếc biển cũ, anh Tuấn “Miền Nam” cho biết, cần phải tiến hành ép biển số để đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Ở công đoạn ép biển, anh cũng chia sẻ: “Chất lượng của một tấm biển được ép mi-ca phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng mica, chất lượng miếng inox ốp lưng, tay nghề người thợ ép biển và thêm cả một chút kinh nghiệm cá nhân”.Với một chiếc biển số được ép mi-ca, anh Tuấn “Miền Nam” thường sử dụng thêm một đoạn inox chữ nhật lót ngay giữa biển và miếng ốp inox. Làm như vậy, anh có thể tăng độ bền của biển tại điểm bắt ốc từ biển vào xe, đồng thời giúp ốc bám chắc hơn và tăng cường khả năng chống thấm nước ngược vào bên trong. Ngoài ra, anh còn tiến hành đổ keo vào điểm bắt ốc để ngăn nước thấm. Lượng keo được sử dụng cũng phải vừa đủ, ít quá có thể còn khe hở khiến nước ngấm vào, nhiều quá sẽ bị tràn keo dính vào biển.
Ép biển tại nhiều cửa hàng thường chỉ dùng 2 miếng kim loại nhỏ để gia cố điểm bắt ốc.
Còn tại cửa hàng của anh Tuấn “Miền Nam”, tất cả các biển số đều được lót bằng một miếng inox dài để tăng độ bền.
Sau đó, người thợ tiến hành đặt biển số vào phần ốp lưng và đặt miếng mi-ca lên trên bề mặt biển. Anh Tuấn “Miền Nam” chia sẻ: “Một tấm biển được ép đẹp hay không phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của tấm mi-ca. Nếu sử dụng loại mi-ca rẻ tiền thì chỉ sau 1 thời gian sử dụng, miếng mi-ca sẽ bị ố vàng hoặc xỉn màu, rất mất thẩm mỹ". Do đó, để có thể ép được một tấm biển đẹp, cửa hàng của anh luôn chọn mua loại mi-ca có chất lượng tốt nhất.
Mặt mi-ca và miếng ốp lưng có chất lượng tốt sẽ cho độ bền cao hơn.
Đến giai đoạn này, chiếc biển đã đi được 1/2 con đường làm đẹp của mình. Người thợ sẽ đổ keo vào mép của miếng mi-ca và miếng ốp. Sau đó gò lại các mép để có thể ép chặt miếng mi-ca vào biển số phía dưới. Đây chính là lúc cần sự chính xác và tỉ mỉ của người thợ ép biển. Anh Tuấn “Miền Nam” cho biết, nếu chỉ cần dùng lực mạnh quá thì có thể làm biến dạng hoặc xước viền ốp của biển, nếu lực nhẹ quá thì miếng ốp không ôm chặt được vào biển, dẫn tới biển lỏng lẻo, kém thẩm mỹ và không bền. Đây chính là giai đoạn cần có sự tinh tế cũng như kinh nghiệm ép biển của người thợ. Và tất nhiên, việc sử dụng thêm một chiếc máy cán ép cũng sẽ giúp việc ép biển số hoàn thiện hơn.Đặt biển vào bên trong miếng ốp lưng.
Đổ keo viền cho biển số.
Cẩn thận ghè các cạnh của biển.
Sử dụng máy cán ép để biển được đẹp và bền hơn.
Chiếc biển số được ép hoàn hảo không tì vết ở các cạnh mép của biển và bám chặt vào biển bên trong.
Sau khi hoàn thành, khách hàng của anh Tuấn “Miền Nam” đã có một chiếc biển số đẹp hơn trước. Không những thế lại bền hơn trước những tác động của thời tiết hoặc ngoại lực.
Miếng thép vuông nhỏ được đục lỗ vừa với ốc trên biển.
Lắp miếng thép vào giữa ê-cu và loong-đen của biển và chắn bùn.
Bóp cong 4 cạnh của miếng thép.
Những tên đạo chích sẽ khó có thể tháo được ốc để ăn cắp biển số xe của bạn.
Với mức giá chỉ 180.000 VNĐ cho một lần tân trang và ép biển số, nhiều người lái xe đã tin tưởng gửi gắm cho anh Tuấn “Miền Nam” tại địa chỉ số 10 và 19 phố Nhà Hỏa để những chiếc biển số của mình để có thể trở nên đẹp hơn, bền hơn và đặc biệt là an toàn hơn.
Chân thành cám ơn cửa hàng Tuấn “Miền Nam” – số 10 và 19 phố Nhà Hỏa – đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết.
Theo: Pháp Luật TP.HCM
Các tin khác ::.