Ôtô 5 chỗ trong nước lên ngôi
2009-0707
Sự ăn khách của Toyota Vios, Altis, Honda Civic hay Daewoo Lacetti giúp thị trường ôtô Việt Nam có một tháng 6 khởi sắc, dù dòng 7 chỗ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thuế.
Những sự kiện đáng chú ý nhất trong tháng 6 được dành cho dòng sedan 5 chỗ với hàng loạt sản phẩm sốt. Vios và Altis của Toyota có mức độ khan hàng cao nhất khi khách phải đợi đến tháng 11 mới có thể nhận xe. Honda Civic, Daewoo Lacetti hay Spark cũng không kém cạnh. Vì thế, mà doanh số sedan nhỉnh hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi SUV/MPV giảm tới 37%.
Tổng xe tiêu thụ trong tháng 6 của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam là 9.699 chiếc. Trong đó dòng đa dụng SUV/MPV 1.516 xe, sedan chiếm 2.651 và phần còn lại là phân khúc xe thương mại.
Tâm điểm của thị trường là hai sản phẩm Vios và Altis của Toyota. Nhờ thuế tiêu thụ đặc biệt hạ (từ 50% xuống 45%) mà giá hai mẫu này giảm chút ít. Thế nhưng, nhu cầu lại tăng tới mức ngay Toyota Việt Nam cũng không lường hết. Trong tháng 6, liên doanh này giao 404 chiếc Vios và 495 xe Altis, những con số cao hơn nhiều so với kế hoạch 150 xe mỗi tháng.
Civic đời 2009 của Honda Việt Nam.
Lượng đơn hàng ngày một nhiều và số xe mà Toyota Việt Nam nợ cũng tăng theo. Tính đến ngày 11/6, tổng số hợp đồng tồn vào khoảng 5.200 xe và theo tốc độ bán hàng như hiện nay, trung bình khách hàng phải đợi trên 2 tháng.
Đối thủ của Altis, Honda Civic dù không đột biến về doanh số nhưng cũng đang ở trình trạng hiếm hàng với thời gian chờ có thể lên tới 2 tháng. Số xe mà Honda Việt Nam giao trong tháng 6 là 218 chiếc, không hẳn ở mức cao nhưng có thể vượt quá mức dự báo của nhà sản xuất.
Hồi đầu năm, Honda Việt Nam dự kiến tiêu thụ trên 3.000 chiếc cho cả Civic và CR-V do lo ngại khủng hoảng kinh thế. Thế nhưng 6 tháng đầu năm lượng xe đã đạt 1.800 chiếc. Với tốc độ như hiện nay, tình trạng sốt của Honda có thể còn kéo dài thêm.
Khác với sự ổn định của Honda và Toyota, Vidamco là điển hình cho sự chuyển hướng sản phẩm của người tiêu dùng. Không trông chờ vào dòng SUV/MPV với Chevrolet Captiva và Vivant, liên doanh Hàn Quốc giờ đây tập trung cho Matiz, Gentra và Lacetti.
Số xe Spark giao trong tháng 6 là 413 chiếc, tăng gấp đôi so với tháng 5. Gentra còn bật cao hơn với 301 xe, một kết quả mà đã lâu mẫu xe này chưa với tới. Sự ăn khách của Lacetti còn kỳ thú hơn. Mẫu xe tưởng chừng như đã "cũ mèm" bỗng trỗi dậy với doanh số 286 xe, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Ở phân khúc đa dụng SUV/MPV, ngoại trừ Fortuner, Innova của Toyota, Mercedes GLK 4Matic và Honda CR-V, các mẫu còn lại không có nhiều biến động. Tuy nhiên, do bị tăng giá bởi thuế tiêu thụ đặc biệt mới (từ 30% lên 45% hoặc 50%, tùy dung tích với xe 7 chỗ) nên kết quả vẫn không cao như trước 1/4.
Fortuner vẫn đang là hiện tượng trên thị trường với số xe tiêu thụ trong thời khủng hoảng và thuế lên là 321 chiếc, gấp đôi mức mà Toyota đưa ra. Nhưng điều đáng nói là sự khan hiếm trên thị trường. Các đại lý miền bắc của Toyota gần như không còn nhận đặt hàng Fortuner cho năm nay. Nếu muốn, khách hàng phải đợi đến...năm sau.
Innova cũng tăng từ từ lên mức 604 chiếc sau khi tụt còn 268 xe trong tháng 4. Do liên doanh Nhật Bản tập trung sức cho Vios, Altis nên Innova dù doanh số không cao nhưng khách hàng vẫn phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới được nhận xe.
Một thành công khác của dòng SUV/MPV là GLK 4Matic của Mercedes. Nhờ mức giá hấp dẫn cho một chiếc SUV hạng sang 5 chỗ (77.900), cộng với sự nóng hổi trên thị trường thế giới, GLK đã đạt con số 47 xe trong tháng 6, cao hơn cả dòng sedan như C230.
CR-V của Honda cũng có một tháng ấn tượng với lần đầu tiên vượt qua con số 100. Hãng xe Nhật giao được 124 chiếc CR-V, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó.
Trong bảng thống kê, Everest dễ tạo nên sự hiểu lầm khi doanh số chỉ đạt 31 chiếc. Thực tế là hãng xe Mỹ đang chuẩn bị cho chuyển giao sang phiên bản mới 2009 nên lượng xe bán ra chỉ là bản cũ.
Phần còn lại của thị trường như Mitsubishi Grandis, Zinger, Suzuki APV, Isuzu Hi-lander vẫn chỉ dừng lại ở những con số khiêm tốn, không có bứt phá nào. Zinger, đối thủ từng được cho là sẽ làm Innova khó khăn, chỉ đạt mức 69 chiếc, bằng một phần mười.
Trong khi đó, Chevrolet Captiva và Vivant đã thực sự hết thời và dù Vidamco có tích cực khuyến mãi thế nào thì doanh số cũng không nhỉnh hơn là mấy. Số xe Vivant bán ra chỉ đạt 7 chiếc, còn Captiva là 25.
Tổng thể, Toyota vẫn dẫn đầu thị trường với 2.100 xe. Tiếp theo là Trường Hải với 2.067 chiếc. Vinamotor và Vinaxuki tuần tự đứng thứ ba và thứ tư, trên 1.300 chiếc. Đứng thứ năm là GM Daewoo, trên 1.000 chiếc.
Những sự kiện đáng chú ý nhất trong tháng 6 được dành cho dòng sedan 5 chỗ với hàng loạt sản phẩm sốt. Vios và Altis của Toyota có mức độ khan hàng cao nhất khi khách phải đợi đến tháng 11 mới có thể nhận xe. Honda Civic, Daewoo Lacetti hay Spark cũng không kém cạnh. Vì thế, mà doanh số sedan nhỉnh hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi SUV/MPV giảm tới 37%.
Tổng xe tiêu thụ trong tháng 6 của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam là 9.699 chiếc. Trong đó dòng đa dụng SUV/MPV 1.516 xe, sedan chiếm 2.651 và phần còn lại là phân khúc xe thương mại.
Tâm điểm của thị trường là hai sản phẩm Vios và Altis của Toyota. Nhờ thuế tiêu thụ đặc biệt hạ (từ 50% xuống 45%) mà giá hai mẫu này giảm chút ít. Thế nhưng, nhu cầu lại tăng tới mức ngay Toyota Việt Nam cũng không lường hết. Trong tháng 6, liên doanh này giao 404 chiếc Vios và 495 xe Altis, những con số cao hơn nhiều so với kế hoạch 150 xe mỗi tháng.
Civic đời 2009 của Honda Việt Nam.
Lượng đơn hàng ngày một nhiều và số xe mà Toyota Việt Nam nợ cũng tăng theo. Tính đến ngày 11/6, tổng số hợp đồng tồn vào khoảng 5.200 xe và theo tốc độ bán hàng như hiện nay, trung bình khách hàng phải đợi trên 2 tháng.
Đối thủ của Altis, Honda Civic dù không đột biến về doanh số nhưng cũng đang ở trình trạng hiếm hàng với thời gian chờ có thể lên tới 2 tháng. Số xe mà Honda Việt Nam giao trong tháng 6 là 218 chiếc, không hẳn ở mức cao nhưng có thể vượt quá mức dự báo của nhà sản xuất.
Hồi đầu năm, Honda Việt Nam dự kiến tiêu thụ trên 3.000 chiếc cho cả Civic và CR-V do lo ngại khủng hoảng kinh thế. Thế nhưng 6 tháng đầu năm lượng xe đã đạt 1.800 chiếc. Với tốc độ như hiện nay, tình trạng sốt của Honda có thể còn kéo dài thêm.
Khác với sự ổn định của Honda và Toyota, Vidamco là điển hình cho sự chuyển hướng sản phẩm của người tiêu dùng. Không trông chờ vào dòng SUV/MPV với Chevrolet Captiva và Vivant, liên doanh Hàn Quốc giờ đây tập trung cho Matiz, Gentra và Lacetti.
Số xe Spark giao trong tháng 6 là 413 chiếc, tăng gấp đôi so với tháng 5. Gentra còn bật cao hơn với 301 xe, một kết quả mà đã lâu mẫu xe này chưa với tới. Sự ăn khách của Lacetti còn kỳ thú hơn. Mẫu xe tưởng chừng như đã "cũ mèm" bỗng trỗi dậy với doanh số 286 xe, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Ở phân khúc đa dụng SUV/MPV, ngoại trừ Fortuner, Innova của Toyota, Mercedes GLK 4Matic và Honda CR-V, các mẫu còn lại không có nhiều biến động. Tuy nhiên, do bị tăng giá bởi thuế tiêu thụ đặc biệt mới (từ 30% lên 45% hoặc 50%, tùy dung tích với xe 7 chỗ) nên kết quả vẫn không cao như trước 1/4.
Fortuner vẫn đang là hiện tượng trên thị trường với số xe tiêu thụ trong thời khủng hoảng và thuế lên là 321 chiếc, gấp đôi mức mà Toyota đưa ra. Nhưng điều đáng nói là sự khan hiếm trên thị trường. Các đại lý miền bắc của Toyota gần như không còn nhận đặt hàng Fortuner cho năm nay. Nếu muốn, khách hàng phải đợi đến...năm sau.
Innova cũng tăng từ từ lên mức 604 chiếc sau khi tụt còn 268 xe trong tháng 4. Do liên doanh Nhật Bản tập trung sức cho Vios, Altis nên Innova dù doanh số không cao nhưng khách hàng vẫn phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới được nhận xe.
Một thành công khác của dòng SUV/MPV là GLK 4Matic của Mercedes. Nhờ mức giá hấp dẫn cho một chiếc SUV hạng sang 5 chỗ (77.900), cộng với sự nóng hổi trên thị trường thế giới, GLK đã đạt con số 47 xe trong tháng 6, cao hơn cả dòng sedan như C230.
CR-V của Honda cũng có một tháng ấn tượng với lần đầu tiên vượt qua con số 100. Hãng xe Nhật giao được 124 chiếc CR-V, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó.
Trong bảng thống kê, Everest dễ tạo nên sự hiểu lầm khi doanh số chỉ đạt 31 chiếc. Thực tế là hãng xe Mỹ đang chuẩn bị cho chuyển giao sang phiên bản mới 2009 nên lượng xe bán ra chỉ là bản cũ.
Phần còn lại của thị trường như Mitsubishi Grandis, Zinger, Suzuki APV, Isuzu Hi-lander vẫn chỉ dừng lại ở những con số khiêm tốn, không có bứt phá nào. Zinger, đối thủ từng được cho là sẽ làm Innova khó khăn, chỉ đạt mức 69 chiếc, bằng một phần mười.
Trong khi đó, Chevrolet Captiva và Vivant đã thực sự hết thời và dù Vidamco có tích cực khuyến mãi thế nào thì doanh số cũng không nhỉnh hơn là mấy. Số xe Vivant bán ra chỉ đạt 7 chiếc, còn Captiva là 25.
Tổng thể, Toyota vẫn dẫn đầu thị trường với 2.100 xe. Tiếp theo là Trường Hải với 2.067 chiếc. Vinamotor và Vinaxuki tuần tự đứng thứ ba và thứ tư, trên 1.300 chiếc. Đứng thứ năm là GM Daewoo, trên 1.000 chiếc.
Nguồn: Trọng Nghiệp (VnExpress)
Các tin khác ::.
Năm sau, sẽ có xe Nissan "nội" (07/01)