Đề xuất thu phí xe cá nhân bằng cách... tăng giá xăng
2009-0831
Kỹ sư Nguyễn Văn Thanh, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Cầu đường cảng TPHCM đề xuất thu phí xe cá nhân bằng cách tăng giá bán xăng trên địa bàn TP thêm 500đ/lít. Như vậy sẽ thu được hơn 500 tỷ đồng/năm để giải quyết vấn nạn kẹt xe.
Số lượng phương tiện giao thông quá lớn đang gây ùn tắc nghiêm trọng tại TPHCM
Trong Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ có giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu Quy định về phí, lệ phí liên quan đến phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cá nhân.
Trong thông báo kết luận số 221/TB-VPCP ngày 28/7/2009 về các giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý giao Bộ Tài chính nghiên cứu việc tăng mức phí trước bạ, thu phí lưu thông phương tiện cá nhân ở thành phố Hà Nội và TPHCM.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được cách thu được sự hưởng ứng đồng tình của mọi người. Vì đề xuất thu phí bằng cách tăng phí trước bạ hay phí sử dụng hàng năm của TPHCM hiện gặp nhiều ý kiến phản đối vì khó thực hiện, đánh vào túi tiền của người nghèo...
Theo ý kiến của KS Nguyễn Văn Thanh thì chắc chắn là không thể hạn chế việc sử dụng xe cá nhân, vì đây là nhu cầu có thực của người dân trong 10 - 15 năm tới, bởi hệ thống vận tải công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của họ. Do đó, cho dù phải tốn thêm một khoản phí dù lớn hay nhỏ thì họ cũng chấp nhận đóng để sử dụng xe cá nhân.
Do đó, ông đề xuất biện pháp thu phí xe cá nhân bằng cách tăng giá xăng thêm 500đ/lít trên địa bàn TP. Việc thu này sẽ khá dễ dàng vì cây xăng trực tiếp thu qua việc bán xăng, nhà nước thu phần phí đánh vào xe cá nhân từ doanh số của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.
Ông Thanh tính toán: “Một xe máy mỗi tháng trung bình sử dụng 15 lít xăng sẽ đóng góp 500đ x 15 = 7.500đ và một năm đóng góp được 90.000đ. Với số xe máy khoảng 2.500.000 chiếc, kinh phí từ xe máy thu được khoảng 225 tỉ đồng và xe ôtô cũng đóng góp thêm khoảng 500.000 xe x 100 lít/tháng x 12 tháng x 500đ/lít = 300 tỉ đồng nữa. Tổng cộng hơn 500 tỉ đồng/năm”.
Ông cũng lường trước việc người dân sang địa bàn các tỉnh khác đổ xăng khi qui định này được áp dụng. Ông cho rằng: “Chẳng ai bỏ công và nhiên liệu chạy đi mua rẻ hơn được một chút, trừ khi có cơ hội đi đến các tỉnh bạn, số này không nhiều”.
Ông Thanh cho biết: “Mục tiêu của việc thu phí này nhằm huy động thêm sự đóng góp của người dân góp phần cải thiện nhanh cơ sở hạ tầng giao thông để giảm thiểu tình trạng ùn tắc chứ không phải để hạn chế việc sử dụng xe cá nhân, gây tâm lý là làm khó dễ cho người dân khi mua sắm xe”.
Ông cho rằng, với cách thu phí trên thì người dân sẽ không phải đóng cùng lúc quá nhiều tiền gây tâm lý hoang mang. Việc chi tiêu số tiền này sẽ được công khai rộng rãi, nhằm vào các dự án giảm ùn tắc giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng... Như vậy chắc chắn sẽ được người dân đồng tình ủng hộ.
Số lượng phương tiện giao thông quá lớn đang gây ùn tắc nghiêm trọng tại TPHCM
Trong Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ có giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu Quy định về phí, lệ phí liên quan đến phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cá nhân.
Trong thông báo kết luận số 221/TB-VPCP ngày 28/7/2009 về các giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý giao Bộ Tài chính nghiên cứu việc tăng mức phí trước bạ, thu phí lưu thông phương tiện cá nhân ở thành phố Hà Nội và TPHCM.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được cách thu được sự hưởng ứng đồng tình của mọi người. Vì đề xuất thu phí bằng cách tăng phí trước bạ hay phí sử dụng hàng năm của TPHCM hiện gặp nhiều ý kiến phản đối vì khó thực hiện, đánh vào túi tiền của người nghèo...
Theo ý kiến của KS Nguyễn Văn Thanh thì chắc chắn là không thể hạn chế việc sử dụng xe cá nhân, vì đây là nhu cầu có thực của người dân trong 10 - 15 năm tới, bởi hệ thống vận tải công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của họ. Do đó, cho dù phải tốn thêm một khoản phí dù lớn hay nhỏ thì họ cũng chấp nhận đóng để sử dụng xe cá nhân.
Do đó, ông đề xuất biện pháp thu phí xe cá nhân bằng cách tăng giá xăng thêm 500đ/lít trên địa bàn TP. Việc thu này sẽ khá dễ dàng vì cây xăng trực tiếp thu qua việc bán xăng, nhà nước thu phần phí đánh vào xe cá nhân từ doanh số của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.
Ông Thanh tính toán: “Một xe máy mỗi tháng trung bình sử dụng 15 lít xăng sẽ đóng góp 500đ x 15 = 7.500đ và một năm đóng góp được 90.000đ. Với số xe máy khoảng 2.500.000 chiếc, kinh phí từ xe máy thu được khoảng 225 tỉ đồng và xe ôtô cũng đóng góp thêm khoảng 500.000 xe x 100 lít/tháng x 12 tháng x 500đ/lít = 300 tỉ đồng nữa. Tổng cộng hơn 500 tỉ đồng/năm”.
Ông cũng lường trước việc người dân sang địa bàn các tỉnh khác đổ xăng khi qui định này được áp dụng. Ông cho rằng: “Chẳng ai bỏ công và nhiên liệu chạy đi mua rẻ hơn được một chút, trừ khi có cơ hội đi đến các tỉnh bạn, số này không nhiều”.
Ông Thanh cho biết: “Mục tiêu của việc thu phí này nhằm huy động thêm sự đóng góp của người dân góp phần cải thiện nhanh cơ sở hạ tầng giao thông để giảm thiểu tình trạng ùn tắc chứ không phải để hạn chế việc sử dụng xe cá nhân, gây tâm lý là làm khó dễ cho người dân khi mua sắm xe”.
Ông cho rằng, với cách thu phí trên thì người dân sẽ không phải đóng cùng lúc quá nhiều tiền gây tâm lý hoang mang. Việc chi tiêu số tiền này sẽ được công khai rộng rãi, nhằm vào các dự án giảm ùn tắc giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng... Như vậy chắc chắn sẽ được người dân đồng tình ủng hộ.
Nguồn: Tùng Nguyên (Dân Trí)
Các tin khác ::.