Xe nội cháy hàng, VAMA vẫn “xin“ giảm thuế
2009-0912
Xe du lịch cháy hàng, người tiêu dùng dài cổ đợi mua xe. Doanh số xe tháng 8 tiếp tục cao ngất ngưởng ở mức 10.5555 xe trong đó dòng xe 5 chỗ đạt mức kỷ lục 3.528 chiếc. Dù vậy, các hãng xe nội vẫn lên tiếng “xin” ưu đãi cho ngành công nghiệp “không chịu lớn” này.
Công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) ngày 9/9/2009 cho thấy, trong tháng 8/2009, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA đạt 10.555 xe, giảm nhẹ so với tháng 7/2009, nhưng đã tăng 31% so với tháng 08/2008 (tháng 8/2008 lệ phí trước bạ tăng từ 5% lên 10%-15% cho dòng xe dưới 9 chỗ), trong đó nổi bật là dòng xe du lịch tăng 50%.
Nếu như trung bình 6 tháng đầu năm, mỗi tháng, các nhà sản xuất xe của Việt Nam chỉ tiêu thụ được khoảng 2.200 xe du lịch 5 chỗ ngồi trở xuống thì từ tháng 7, doanh số bán ra của dòng xe này đã vượt ngưỡng 3.000 chiếc. Mức tiêu thụ trên của tháng 8/2009 đã tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2008, tăng tới 887 chiếc so với tháng 6 và tăng 336 chiếc so với tháng 7.
Toyota Corolla Altis, mẫu xe đắt hàng nhất thị trường hiện nay.
Toyota vẫn dẫn đầu về số lượng xe bán ra, mẫu Corolla Atis của hãng này đạt doanh số bán ấn tượng, tới 865 chiếc, tăng 145 chiếc so với tháng 7. Với dòng xe hạng sang cao cấp như Mercedes, tháng 8 đã bán 84 chiếc, tăng hơn so với tháng 7 là 64 chiếc. Doanh số bán hàng của một số thương hiệu lớn vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như GM Daewoo tăng tới 66%, Vinastar tăng 172%, Mercedes tăng 23%, Toyota tăng 18%, Ford chỉ tăng 3%.
Với mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường xe trong thời gian qua, mọi dự đoán của VAMA trước đây về một thị trường ô tô ảm đạm trong năm 2009 dường như không chuẩn xác. Thị trường ô tô đang lặp lại cảnh xếp hàng chờ xe, mọi mối quan hệ đều được vận dụng và tìm đến để các hãng xe ưu tiên cho mua xe trước.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù có quen đến cỡ nào thì có không ít mẫu xe, khách hàng vẫn phải chờ đợi ít nhất là 1 tháng, nhiều thì 3-4 tháng, thậm chí là nửa năm mới có được chiếc xe theo đúng giá công bố của nhà sản xuất. Thậm chí nhiều hãng xe đã phải từ chối nhận đơn hàng của khách từ nay đến hết năm.
Xe cháy hàng nhưng Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vẫn đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian giảm các loại thuế, phí đối với ô tô như đang giãn, hoãn hiện nay tới hết năm 2010.
Chủ tịch VAMA- ông Akito Tachibana trong một kiến nghị mới gửi tới Bộ Công Thương- cho rằng: Thị trường ô tô năm 2010 khó có thể dự báo bởi phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung, chính sách thuế và yếu tố tâm lý của khách hàng. “Nếu các loại ưu đãi thuế hết hiệu lực vào cuối năm 2009 như kế hoạch đề ra ban đầu thì thị trường 2010 sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi giá xe đột ngột tăng trở lại”, ông Akito Tachibana nhận xét. Cùng với nhận định này, VAMA cũng đưa ra một kịch bản dự báo cho doanh số của các nhà sản xuất ô tô trong nước năm 2010 là “có thể bằng hoặc tăng trưởng thấp so với năm 2009, nếu các chính sách hỗ trợ tiếp tục được duy trì, kết hợp với kinh tế hồi phục tốt trong năm 2010”.
Thực tế, thị trường ô tô bị khủng hoảng từ cuối năm 2008 đến những tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có những can thiệp bằng chính sách khá kịp thời như như giảm 50% thuế giá trị gia tăng từ 1/2/2009, giảm lệ phí trước bạ 50% từ 1/5/2009, điều này giúp thị trường ô tô ấm dần lên và tái diễn cảnh xếp hàng chờ xe như một số thời điểm sốt xe ở các năm trước đó. VAMA cũng thừa nhận là từ nay đến cuối năm thị trường sẽ tiếp tục sôi động.
Thị trường nóng nhưng do sản xuất cầm chừng, nhập khẩu linh kiện vừa đủ để né khủng hoảng nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã không kịp trở tay khi sức mua tăng vọt, người tiêu dùng đổ xô mua xe chạy thuế đã khiến dự báo về một năm bán hàng ảm đạm của VAMA bị chệch. Xe đắt hàng ở một số loại xe được ưa chuộng, cụ thể là dòng xe du lịch 5 chỗ, điều này khiến cho lượng xe nhập khẩu về nhiều hơn và cũng làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước tiếc hùi hụi. Chủ tịch VAMA đã phải đưa ra nhận xét đầy tiếc nuối: “Trước sự cạnh tranh mạnh của xe nhập khẩu, dự kiến sản lượng tiêu thụ của VAMA trong năm 2009 chỉ bằng hoặc tăng trưởng thấp hơn năm 2008 với số lượng 110-120 nghìn xe sản xuất trong nước”. Cũng bởi lý do tăng trưởng thấp nên các doanh nghiệp ô tô trong nước vài tháng qua đã liên tục đề cập tới việc tiếp tục giãn thời gian hỗ trợ về thuế cho sản xuất ô tô. Cụ thể, VAMA vừa chính thức đề nghị các cơ quan hữu trách giãn thời gian hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ đến hết năm 2010. Còn sau năm 2010 sẽ từng bước dỡ bỏ những ưu đãi hiện tại để giúp thị trường ổn định và hồi phục dần.
Là một ngành sản xuất ít nhiều non trẻ nhưng thực tế những năm qua, công nghiệp ô tô luôn nhận được sự ưu ái của các cơ quan chức năng về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa để có một ngành công nghiệp ô tô thực sự. Tuy nhiên, những gì mà các doanh nghiệp làm được vẫn mới chỉ dừng ở lắp ráp ra chủ yếu còn việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa trên các sản phẩm vẫn chỉ thực hiện ở mức khá khiêm tốn. Một hướng đi cụ thể của ngành ô tô vẫ chưa thực sự rõ ràng khi các cam kết giảm thuế nhập khẩu xe từ khu vực Asean đang đến gần (năm 2013). Liệu những ưu đãi mà VAMA đề nghị nếu được chấp nhận có giúp cho ngành công nghiệp ô tô trong nước đi đúng đường để có thể cạnh tranh khi chính thức hội nhập?
Công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) ngày 9/9/2009 cho thấy, trong tháng 8/2009, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA đạt 10.555 xe, giảm nhẹ so với tháng 7/2009, nhưng đã tăng 31% so với tháng 08/2008 (tháng 8/2008 lệ phí trước bạ tăng từ 5% lên 10%-15% cho dòng xe dưới 9 chỗ), trong đó nổi bật là dòng xe du lịch tăng 50%.
Nếu như trung bình 6 tháng đầu năm, mỗi tháng, các nhà sản xuất xe của Việt Nam chỉ tiêu thụ được khoảng 2.200 xe du lịch 5 chỗ ngồi trở xuống thì từ tháng 7, doanh số bán ra của dòng xe này đã vượt ngưỡng 3.000 chiếc. Mức tiêu thụ trên của tháng 8/2009 đã tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2008, tăng tới 887 chiếc so với tháng 6 và tăng 336 chiếc so với tháng 7.
Toyota Corolla Altis, mẫu xe đắt hàng nhất thị trường hiện nay.
Toyota vẫn dẫn đầu về số lượng xe bán ra, mẫu Corolla Atis của hãng này đạt doanh số bán ấn tượng, tới 865 chiếc, tăng 145 chiếc so với tháng 7. Với dòng xe hạng sang cao cấp như Mercedes, tháng 8 đã bán 84 chiếc, tăng hơn so với tháng 7 là 64 chiếc. Doanh số bán hàng của một số thương hiệu lớn vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như GM Daewoo tăng tới 66%, Vinastar tăng 172%, Mercedes tăng 23%, Toyota tăng 18%, Ford chỉ tăng 3%.
Với mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường xe trong thời gian qua, mọi dự đoán của VAMA trước đây về một thị trường ô tô ảm đạm trong năm 2009 dường như không chuẩn xác. Thị trường ô tô đang lặp lại cảnh xếp hàng chờ xe, mọi mối quan hệ đều được vận dụng và tìm đến để các hãng xe ưu tiên cho mua xe trước.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù có quen đến cỡ nào thì có không ít mẫu xe, khách hàng vẫn phải chờ đợi ít nhất là 1 tháng, nhiều thì 3-4 tháng, thậm chí là nửa năm mới có được chiếc xe theo đúng giá công bố của nhà sản xuất. Thậm chí nhiều hãng xe đã phải từ chối nhận đơn hàng của khách từ nay đến hết năm.
Xe cháy hàng nhưng Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vẫn đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian giảm các loại thuế, phí đối với ô tô như đang giãn, hoãn hiện nay tới hết năm 2010.
Chủ tịch VAMA- ông Akito Tachibana trong một kiến nghị mới gửi tới Bộ Công Thương- cho rằng: Thị trường ô tô năm 2010 khó có thể dự báo bởi phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung, chính sách thuế và yếu tố tâm lý của khách hàng. “Nếu các loại ưu đãi thuế hết hiệu lực vào cuối năm 2009 như kế hoạch đề ra ban đầu thì thị trường 2010 sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi giá xe đột ngột tăng trở lại”, ông Akito Tachibana nhận xét. Cùng với nhận định này, VAMA cũng đưa ra một kịch bản dự báo cho doanh số của các nhà sản xuất ô tô trong nước năm 2010 là “có thể bằng hoặc tăng trưởng thấp so với năm 2009, nếu các chính sách hỗ trợ tiếp tục được duy trì, kết hợp với kinh tế hồi phục tốt trong năm 2010”.
Thực tế, thị trường ô tô bị khủng hoảng từ cuối năm 2008 đến những tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có những can thiệp bằng chính sách khá kịp thời như như giảm 50% thuế giá trị gia tăng từ 1/2/2009, giảm lệ phí trước bạ 50% từ 1/5/2009, điều này giúp thị trường ô tô ấm dần lên và tái diễn cảnh xếp hàng chờ xe như một số thời điểm sốt xe ở các năm trước đó. VAMA cũng thừa nhận là từ nay đến cuối năm thị trường sẽ tiếp tục sôi động.
Thị trường nóng nhưng do sản xuất cầm chừng, nhập khẩu linh kiện vừa đủ để né khủng hoảng nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã không kịp trở tay khi sức mua tăng vọt, người tiêu dùng đổ xô mua xe chạy thuế đã khiến dự báo về một năm bán hàng ảm đạm của VAMA bị chệch. Xe đắt hàng ở một số loại xe được ưa chuộng, cụ thể là dòng xe du lịch 5 chỗ, điều này khiến cho lượng xe nhập khẩu về nhiều hơn và cũng làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước tiếc hùi hụi. Chủ tịch VAMA đã phải đưa ra nhận xét đầy tiếc nuối: “Trước sự cạnh tranh mạnh của xe nhập khẩu, dự kiến sản lượng tiêu thụ của VAMA trong năm 2009 chỉ bằng hoặc tăng trưởng thấp hơn năm 2008 với số lượng 110-120 nghìn xe sản xuất trong nước”. Cũng bởi lý do tăng trưởng thấp nên các doanh nghiệp ô tô trong nước vài tháng qua đã liên tục đề cập tới việc tiếp tục giãn thời gian hỗ trợ về thuế cho sản xuất ô tô. Cụ thể, VAMA vừa chính thức đề nghị các cơ quan hữu trách giãn thời gian hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ đến hết năm 2010. Còn sau năm 2010 sẽ từng bước dỡ bỏ những ưu đãi hiện tại để giúp thị trường ổn định và hồi phục dần.
Là một ngành sản xuất ít nhiều non trẻ nhưng thực tế những năm qua, công nghiệp ô tô luôn nhận được sự ưu ái của các cơ quan chức năng về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa để có một ngành công nghiệp ô tô thực sự. Tuy nhiên, những gì mà các doanh nghiệp làm được vẫn mới chỉ dừng ở lắp ráp ra chủ yếu còn việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa trên các sản phẩm vẫn chỉ thực hiện ở mức khá khiêm tốn. Một hướng đi cụ thể của ngành ô tô vẫ chưa thực sự rõ ràng khi các cam kết giảm thuế nhập khẩu xe từ khu vực Asean đang đến gần (năm 2013). Liệu những ưu đãi mà VAMA đề nghị nếu được chấp nhận có giúp cho ngành công nghiệp ô tô trong nước đi đúng đường để có thể cạnh tranh khi chính thức hội nhập?
Theo: Báo Công Thương
Các tin khác ::.
Top 10 xe đắt hàng nhất Việt Nam (09/11)
Tiêu thụ xe 5 chỗ lập kỷ lục (09/11)
Audi tự tin trên thị trường Việt (09/10)
Xe tiền tỷ "hôn" nhau (09/09)