Đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô lên 91%
2009-0921
Nhằm kiểm soát nhập siêu, Bộ Công Thương vừa đề xuất tăng thuế nhập khẩu ôtô chở người dưới 15 chỗ từ 81% lên 91%. Bộ còn đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động.
Bộ Công Thương vừa có công văn số 183 xin ý kiến các bên cho dự thảo báo cáo Chính phủ biện pháp kiềm chế nhập siêu từ nay tới cuối năm. Trong đó, cơ quan này cho rằng nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, xuất khẩu hầu như không tăng, dẫn đến nhập siêu tháng 7 và 8 khoảng 3 tỷ USD, bằng 144% tổng nhập siêu 6 tháng đầu năm. Dự báo trong quý IV, nhập siêu tiếp tục có thể tăng cao. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng được dự báo là sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là các mặt hàng như ôtô, điện tử, điện thoại di động, thực phẩm, đồ uống...
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề nghị một loạt biện pháp kiểm soát nhập siêu, trong đó có việc tăng thuế nhập khẩu với ôtô chở người dưới 15 chỗ ngồi. Cơ quan này cũng đề xuất đưa điện thoại di động vào nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu dùng.
Lượng xe sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Hoàng Hà.
Việc điều chỉnh thuế suất đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc, theo Bộ Công Thương có thể góp phần kiểm soát nhập siêu ở mức 20% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài việc điều chỉnh thuế, cơ quan này cũng cho rằng nên sớm bãi bỏ biện pháp kích cầu đối với ôtô nguyên chiếc từ 15 chỗ ngồi trở xuống, nghĩa là không tiếp tục chính sách giảm 50% thuế VAT và 50% phí trước bạ.
Góp ý kiến với đề xuất của Bộ Công Thương, Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính cho rằng chưa nên bàn đến chuyện tăng thuế đối với ôtô chở người lúc này, vì đây là mặt hàng nhạy cảm nếu không cẩn thận sẽ tác động xấu đến thị trường.
Hiện thuế nhập khẩu với dòng dòng xe nguyên chiếc loại dưới 15 chỗ ngồi trở xuống thấp hơn mức cam kết WTO (91%). Song theo Bộ Tài chính, thuế suất 83% hiện khá cao, tăng thêm lúc này là chưa hợp lý... Cơ quan này lo ngại trong bối cảnh sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, tăng thuế sẽ khiến thị trường trong nước sốt xe, giá tăng bất hợp lý và người tiêu dùng chịu thiệt hại.
Về đề xuất sớm bãi bỏ ưu đãi giảm 50% thuế VAT và 50% thuế trước bạ đối với ôtô nguyên chiếc từ 15 chỗ ngồi trở xuống, Vụ Chính sách Thuế cho rằng cần phải báo cáo Chính phủ để sửa đổi. Tuy nhiên, để trình sửa đổi quyết định của Thủ tướng cũng cần một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó thời gian thực hiện ưu đãi này không còn nhiều (31/12/2009) nên chắc chắn hiệu quả không cao, chưa kể làm không tốt còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
Liên quan đến đề xuất đưa điện thoại di động vào diện mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, Vụ Chính sách Thuế cũng cho rằng đề xuất này không hợp lý vì đây là mặt hàng nhiều người dùng. Thay vì áp dụng "van" thuế, cơ quan này đề xuất phương án giảm nhập siêu bằng các biện pháp quản lý như sử dụng chứng nhận, công bố, đánh dấu hợp quy; hạn chế số lượng cửa khẩu cho phép thông quan hàng nhập khẩu; chỉ cho phép nhập khẩu điện thoại có số IMEI.
Các ý kiến này đang trong giai đoạn thảo luận giữa các bộ ngành. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là 2 mặt hàng tiêu dùng nhạy cảm nên cần phải tính toán thận trọng để tránh gây tâm lý lo lắng cho người tiêu dùng, còn các hãng nhập khẩu nhân cơ hội "thổi giá" ảnh hưởng đến khách hàng.
Bộ Công Thương vừa có công văn số 183 xin ý kiến các bên cho dự thảo báo cáo Chính phủ biện pháp kiềm chế nhập siêu từ nay tới cuối năm. Trong đó, cơ quan này cho rằng nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, xuất khẩu hầu như không tăng, dẫn đến nhập siêu tháng 7 và 8 khoảng 3 tỷ USD, bằng 144% tổng nhập siêu 6 tháng đầu năm. Dự báo trong quý IV, nhập siêu tiếp tục có thể tăng cao. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng được dự báo là sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là các mặt hàng như ôtô, điện tử, điện thoại di động, thực phẩm, đồ uống...
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề nghị một loạt biện pháp kiểm soát nhập siêu, trong đó có việc tăng thuế nhập khẩu với ôtô chở người dưới 15 chỗ ngồi. Cơ quan này cũng đề xuất đưa điện thoại di động vào nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu dùng.
Lượng xe sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Hoàng Hà.
Việc điều chỉnh thuế suất đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc, theo Bộ Công Thương có thể góp phần kiểm soát nhập siêu ở mức 20% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài việc điều chỉnh thuế, cơ quan này cũng cho rằng nên sớm bãi bỏ biện pháp kích cầu đối với ôtô nguyên chiếc từ 15 chỗ ngồi trở xuống, nghĩa là không tiếp tục chính sách giảm 50% thuế VAT và 50% phí trước bạ.
Góp ý kiến với đề xuất của Bộ Công Thương, Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính cho rằng chưa nên bàn đến chuyện tăng thuế đối với ôtô chở người lúc này, vì đây là mặt hàng nhạy cảm nếu không cẩn thận sẽ tác động xấu đến thị trường.
Hiện thuế nhập khẩu với dòng dòng xe nguyên chiếc loại dưới 15 chỗ ngồi trở xuống thấp hơn mức cam kết WTO (91%). Song theo Bộ Tài chính, thuế suất 83% hiện khá cao, tăng thêm lúc này là chưa hợp lý... Cơ quan này lo ngại trong bối cảnh sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, tăng thuế sẽ khiến thị trường trong nước sốt xe, giá tăng bất hợp lý và người tiêu dùng chịu thiệt hại.
Về đề xuất sớm bãi bỏ ưu đãi giảm 50% thuế VAT và 50% thuế trước bạ đối với ôtô nguyên chiếc từ 15 chỗ ngồi trở xuống, Vụ Chính sách Thuế cho rằng cần phải báo cáo Chính phủ để sửa đổi. Tuy nhiên, để trình sửa đổi quyết định của Thủ tướng cũng cần một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó thời gian thực hiện ưu đãi này không còn nhiều (31/12/2009) nên chắc chắn hiệu quả không cao, chưa kể làm không tốt còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
Liên quan đến đề xuất đưa điện thoại di động vào diện mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, Vụ Chính sách Thuế cũng cho rằng đề xuất này không hợp lý vì đây là mặt hàng nhiều người dùng. Thay vì áp dụng "van" thuế, cơ quan này đề xuất phương án giảm nhập siêu bằng các biện pháp quản lý như sử dụng chứng nhận, công bố, đánh dấu hợp quy; hạn chế số lượng cửa khẩu cho phép thông quan hàng nhập khẩu; chỉ cho phép nhập khẩu điện thoại có số IMEI.
Các ý kiến này đang trong giai đoạn thảo luận giữa các bộ ngành. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là 2 mặt hàng tiêu dùng nhạy cảm nên cần phải tính toán thận trọng để tránh gây tâm lý lo lắng cho người tiêu dùng, còn các hãng nhập khẩu nhân cơ hội "thổi giá" ảnh hưởng đến khách hàng.
Nguồn: Hồng Anh (VnExpress)
Các tin khác ::.