Một số dòng xe sẽ bị tăng thuế nhập khẩu lên 91%?
2009-1104
Bộ Tài chính vẫn chưa có quyết định cuối cùng nhưng có khả năng một số dòng xe sẽ bị tăng thuế nhập khẩu nguyên chiếc lên mức 91%, các dòng xe còn lại cơ bản vẫn áp dụng thuế suất 83% như hiện hành.
Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay cơ quan này đang cân nhắc các mức thuế đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu và chưa có quyết định cuối cùng.
Trong đó, mức thuế 91% dự kiến chỉ áp dụng với một số dòng xe, còn lại cơ bản vẫn áp dụng thuế suất 83% như hiện hành.
Bộ Tài chính vẫn chưa có quyết định cuối cùng nhưng có khả năng một số dòng xe sẽ bị tăng thuế nhập khẩu nguyên chiếc lên mức 91%.
Ông Ninh cho biết theo cam kết chỉ còn một vài dòng xe có khung 91%, còn lại đại bộ phận đã ở ngưỡng kịch trần 83%. "Các mức thuế sẽ được chúng tôi xem xét thận trọng để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của đại bộ phận người tiêu dùng", ông Ninh nói.
Người đứng đầu ngành tài chính không bình luận về những thông tin thuế nhập khẩu ôtô con nguyên chiếc có thể sắp tăng trong những ngày tới. Tuy nhiên, ông Ninh cho rằng cần thận trọng xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Cuối tuần trước, thị trường rộ lên tin đồn tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 83% lên 91%. Tuy nhiên, theo công bố của Bộ Tài chính, các loại ôtô phải cắt giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tức là đến năm 2014, thuế xe nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước thành viên của WTO sẽ giảm từ 83% hiện nay xuống 70%. Dòng xe chở người có dung tích xi-lanh từ 2,5 lít trở lên đến năm 2019 sẽ giảm thuế suất từ 90% xuống 52%.
Riêng dòng xe 2 cầu giảm nhanh hơn với mức cam kết còn 47% vào năm 2009. Tuy nhiên, để tránh gian lận nên các loại sẽ chở người sẽ được đưa về cùng một mức thuế 47% vào năm 2017.
Đối với dòng xe nguyên chiếc nhập khẩu tại các nước 10 nước thuộc khối ASEAN thực hiện theo CEPT/AFTA, tốc độ cắt giảm thuế sẽ nhanh hơn cam kết WTO. Theo đó, các loại xe chở người từ 10 chỗ trở lên và xe tải đều được cắt giảm xuống mức 5% từ năm 2006. Riêng các loại xe chở người từ 9 chỗ chở xuống sẽ có thuế suất 0% vào năm 2018.
Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay cơ quan này đang cân nhắc các mức thuế đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu và chưa có quyết định cuối cùng.
Trong đó, mức thuế 91% dự kiến chỉ áp dụng với một số dòng xe, còn lại cơ bản vẫn áp dụng thuế suất 83% như hiện hành.
Bộ Tài chính vẫn chưa có quyết định cuối cùng nhưng có khả năng một số dòng xe sẽ bị tăng thuế nhập khẩu nguyên chiếc lên mức 91%.
Ông Ninh cho biết theo cam kết chỉ còn một vài dòng xe có khung 91%, còn lại đại bộ phận đã ở ngưỡng kịch trần 83%. "Các mức thuế sẽ được chúng tôi xem xét thận trọng để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của đại bộ phận người tiêu dùng", ông Ninh nói.
Người đứng đầu ngành tài chính không bình luận về những thông tin thuế nhập khẩu ôtô con nguyên chiếc có thể sắp tăng trong những ngày tới. Tuy nhiên, ông Ninh cho rằng cần thận trọng xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Cuối tuần trước, thị trường rộ lên tin đồn tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 83% lên 91%. Tuy nhiên, theo công bố của Bộ Tài chính, các loại ôtô phải cắt giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tức là đến năm 2014, thuế xe nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước thành viên của WTO sẽ giảm từ 83% hiện nay xuống 70%. Dòng xe chở người có dung tích xi-lanh từ 2,5 lít trở lên đến năm 2019 sẽ giảm thuế suất từ 90% xuống 52%.
Riêng dòng xe 2 cầu giảm nhanh hơn với mức cam kết còn 47% vào năm 2009. Tuy nhiên, để tránh gian lận nên các loại sẽ chở người sẽ được đưa về cùng một mức thuế 47% vào năm 2017.
Đối với dòng xe nguyên chiếc nhập khẩu tại các nước 10 nước thuộc khối ASEAN thực hiện theo CEPT/AFTA, tốc độ cắt giảm thuế sẽ nhanh hơn cam kết WTO. Theo đó, các loại xe chở người từ 10 chỗ trở lên và xe tải đều được cắt giảm xuống mức 5% từ năm 2006. Riêng các loại xe chở người từ 9 chỗ chở xuống sẽ có thuế suất 0% vào năm 2018.
Theo: VnExpress
Các tin khác ::.
Trường Hải phân phối xe Hyundai (11/04)
Quang Dũng sắm xe Mercedes GLK (11/03)
Mua xe máy bây giờ hay đợi Tết? (10/31)