Giữ xe luôn mới bằng công nghệ phủ pha lê
2009-0604
Thời gian gần đây, một số công ty chuyên làm đẹp cho ô tô đã có dịch vụ phủ bóng lên bề mặt sơn của xe. Bằng công nghệ kết dính siêu nhỏ, một lớp thủy tinh mỏng được phủ lên bề mặt sơn của chiếc xe sẽ vừa tạo độ bóng, vừa giữ lớp sơn của xe luôn mới nên còn được gọi là phủ pha lê.
Johny Phạm Giám đốc Công ty chăm sóc – bảo dưỡng xe hơi Destiny cho biết, đây là công nghệ Nano từ Mỹ cùng với cấu tạo bột pha lê nên khi phủ lên bề mặt sẽ làm tăng độ bóng của lớp sơn xe.
Cách sử dụng thật đơn giản, chỉ cần làm sạch bề mặt sơn thật kỹ, làm phẳng những vết trầy xước rồi tiến hành phủ pha lê lên xe. Khi phủ, người thợ chỉ dùng chai dung dịch để phủ và một chiếc khăn hay một chiếc máy chuyên dùng để đánh đều dung dịch lên bề mặt sơn, sau khi đánh xong nước sơn xe sẽ trở nên bóng hơn, và sau khi đã được phủ pha lê lên sẽ tránh được những va chạm nhẹ, chống bám bụi, giảm tỉ lệ trầy xướt và dễ lau chùi.
Theo Công ty Công ty Phú Đạt, một nhà cung cấp dung dịch làm bóng trên tại TP HCM, lớp phủ bên ngoài này có tên là CC-Shield. Bằng những công đoạn khác nhau, CC-Shield có thể phủ lên bề mặt của các loại chất nền khác nhau bằng lớp thủy tinh mỏng, thông thường độ dầy nhỏ hơn 1 micromet (1 micromet bằng 1/1.000 milimet). Nó có đặc tính của thủy tinh như: độ sáng bóng, bền và chống thấm nước. Các công dụng của nó khi hoàn thiện bao gồm dễ lau chùi, không bám bụi, chống ăn mòn và hạn chế trầy xước.
Với lớp sơn thông thường, nước mưa và bụi có thể bám vào, và lâu ngày sẽ tạo vết ố trên thân xe. Lớp màng phủ silic mỏng được cấu thành từ CC-Shield ngăn chặn sự hình thành các vết ố này. So với nguyên liệu phủ ngoài hiện có, CC-Shield tỏ ra khác biệt hoàn toàn. Nếu lớp màng phủ ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với độ dày theo yêu cầu CC-Shield có thể được sử dụng để nâng cao khả năng chống trầy xước.
Quá trình thực hiện phủ CC- Shield phải ở nơi thoáng mát, không có gió. Ban đầu, xe phải được rửa thật sạch. Dùng băng keo hoặc giấy báo che chắn những vùng không phủ bóng trên xe như: viền cao su, phần xi mạ crôm, những vật liệu bằng nhựa không phủ sơn, đèn đuôi và các phần bọc kim loại…
Từng chiếc xe sẽ được kiểm tra bằng một máy đo độ bóng. Nếu độ bóng từ 80 trở lên thì xe đã đạt tiêu chuẩn phủ bóng. Với xe có độ bóng dưới 80, sẽ được đánh bóng. Những vết xước nhỏ được làm phẳng bằng khăn mềm. Sau đó người thợ dùng silicon để tẩy những tạp chất còn bám trên xe để bảo đảm bề mặt của nước sơn chiếc xe sạch nhất. Để lớp pha lê bám chắc, yêu cầu bề mặt sơn phải đạt độ khô ráo cao.
Công đoạn phủ bắt đầu khi người thợ dùng một loại khăn đặc biệt thấm dung dịch CC- Shield phủ khắp bề mặt của lớp sơn xe với liều lượng khoảng 5cc/1m2. Sau 5 phút, khi vùng phủ xuất hiện một lớp màng mỏng màu trắng ta dùng vải chuyên dụng lau thật sạch nhiều lần cho đến khi lớp màng này mất hẳn, lúc đó bề mặt xe sẽ đạt được độ bóng như ý.
Độ dày của lớp thủy tinh trên khoảng từ 0,05-0,2 micromet. Nếu ở nhiệt độ 900 độ C, Dung dịch CC- Shield sẽ cho ra lớp phủ có độ cứng tương đương thủy tinh. Tuy nhiên, trong điều kiện này, độ cứng của lớp phủ trên xe chỉ bằng 50% so với thủy tinh.
Ông Lê Minh Đạt, phó giám đốc Công ty Phú Đạt cho biết, để bảo đảm lớp thủy tinh kết dính tốt nhất, trong vòng 1 tuần đầu không được rửa xe hay đi ngoài mưa. Nếu khách hàng muốn làm nhanh hơn, Công ty sẽ pha thêm vào một dung dịch đặc biệt. Với loại này, chỉ cần 3 tiếng sau khi phủ là xe có thể thoải mái đi dưới trời mưa.
Giá cho dịch vụ này tại Auto Phú Đạt từ 4 triệu đến 5,2 triệu đồng (tùy xe 4 chỗ hay 7 chỗ) và được bảo hành 5 năm. Ông Lê Minh Đạt, cho biết, công ty đã từng làm cho 400 khách hàng và nhận được ý kiến phản hồi tốt cho dịch vụ này. Theo ông Đạt. kết dính vững chắc của lớp thủy tinh phủ trên bề mặt sơn nên có thể chịu được nước phèn. Vì thế khách hàng sống ở vùng nước bị nhiễm phèn vẫn có thể dùng nước để rửa xe.
Tại Sunlite Auto ở quận 7, TP HCM, quy trình phủ bóng này có công nghệ từ Nhật Bản. Ngày đầu tiên, người thợ sẽ xử lý bề mặt, từ việc sơn lại những chỗ trầy đến đánh bóng. Sang ngày hôm sau, thợ mới chính thức tiến hành phủ. Giá của dịch vụ này tại Sunlite Auto cho xe 4 chỗ là 300 USD và 7 chỗ là 400 USD
Giám đốc Sunlite Auto, Ông Trần Nhật Tú cho biết, công đoạn xử lý vết trầy và bề mặt sơn là phần quan trọng nhất. Nếu bề mặt xử lý không tốt thì khi phủ lên, độ bám của dung dịch pha lê sẽ không cao. Ngoài ra, người thợ phải có tay nghề cao và cẩn thận.
Khi phủ lên xe lớp thủy tinh này sẽ tạo trên bề mặt sơn sáng bóng và trở thành một bảo vệ cho xe. Đồng thời lớp bọc này còn giữ bề mặt sơn tránh bị trầy xước xe khi có những va chạm nhẹ. Với sự liên kết vững chắc của các phân tử do sử dụng công nghệ nano nên lớp bọc này còn giúp giữ cho nước sơn lâu xuống màu do sự ăn mòn của thời gian.
Vì tạo một lớp bọc trên bề mặt sơn vì vậy độ bám của lớp pha lê này sẽ tùy thuộc vào cách bảo quản của chủ xe. Cũng như những dịch vụ bảo dưỡng khác, khi phủ pha lê lên xe cần lưu ý một số điểm như: khi đi rửa xe cần chú ý cách xịt nước, tốt nhất là xịt hướng từ trên xuống tránh xịt từ dưới lên. Khi lau xe cũng vậy nên chú ý dùng khăn mềm để lau xe. Nên trang bị 2 chiếc khăn trên xe một dùng để lau trên bề mặt sơn và một lau phía dưới nơi có bụi, cát bám lên như bệ bước, mâm xe,.. và thường xuyên giặt khăn để tránh cát bám trên khăn và làm trầy lớp pha lê.
Ngoài công nghệ phủ bóng thân xe như trên, hiện trên thị trường còn có dịch vụ phủ gầm xe để chống gỉ và chồng trầy do đá bắn lên; phủ nano kính lái chống bám bụi và chống tụ nước mưa … từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…Do còn mới, số người sử dụng chưa nhiều nên còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Johny Phạm Giám đốc Công ty chăm sóc – bảo dưỡng xe hơi Destiny cho biết, đây là công nghệ Nano từ Mỹ cùng với cấu tạo bột pha lê nên khi phủ lên bề mặt sẽ làm tăng độ bóng của lớp sơn xe.
Cách sử dụng thật đơn giản, chỉ cần làm sạch bề mặt sơn thật kỹ, làm phẳng những vết trầy xước rồi tiến hành phủ pha lê lên xe. Khi phủ, người thợ chỉ dùng chai dung dịch để phủ và một chiếc khăn hay một chiếc máy chuyên dùng để đánh đều dung dịch lên bề mặt sơn, sau khi đánh xong nước sơn xe sẽ trở nên bóng hơn, và sau khi đã được phủ pha lê lên sẽ tránh được những va chạm nhẹ, chống bám bụi, giảm tỉ lệ trầy xướt và dễ lau chùi.
Theo Công ty Công ty Phú Đạt, một nhà cung cấp dung dịch làm bóng trên tại TP HCM, lớp phủ bên ngoài này có tên là CC-Shield. Bằng những công đoạn khác nhau, CC-Shield có thể phủ lên bề mặt của các loại chất nền khác nhau bằng lớp thủy tinh mỏng, thông thường độ dầy nhỏ hơn 1 micromet (1 micromet bằng 1/1.000 milimet). Nó có đặc tính của thủy tinh như: độ sáng bóng, bền và chống thấm nước. Các công dụng của nó khi hoàn thiện bao gồm dễ lau chùi, không bám bụi, chống ăn mòn và hạn chế trầy xước.
Với lớp sơn thông thường, nước mưa và bụi có thể bám vào, và lâu ngày sẽ tạo vết ố trên thân xe. Lớp màng phủ silic mỏng được cấu thành từ CC-Shield ngăn chặn sự hình thành các vết ố này. So với nguyên liệu phủ ngoài hiện có, CC-Shield tỏ ra khác biệt hoàn toàn. Nếu lớp màng phủ ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với độ dày theo yêu cầu CC-Shield có thể được sử dụng để nâng cao khả năng chống trầy xước.
Quá trình thực hiện phủ CC- Shield phải ở nơi thoáng mát, không có gió. Ban đầu, xe phải được rửa thật sạch. Dùng băng keo hoặc giấy báo che chắn những vùng không phủ bóng trên xe như: viền cao su, phần xi mạ crôm, những vật liệu bằng nhựa không phủ sơn, đèn đuôi và các phần bọc kim loại…
Từng chiếc xe sẽ được kiểm tra bằng một máy đo độ bóng. Nếu độ bóng từ 80 trở lên thì xe đã đạt tiêu chuẩn phủ bóng. Với xe có độ bóng dưới 80, sẽ được đánh bóng. Những vết xước nhỏ được làm phẳng bằng khăn mềm. Sau đó người thợ dùng silicon để tẩy những tạp chất còn bám trên xe để bảo đảm bề mặt của nước sơn chiếc xe sạch nhất. Để lớp pha lê bám chắc, yêu cầu bề mặt sơn phải đạt độ khô ráo cao.
Công đoạn phủ bắt đầu khi người thợ dùng một loại khăn đặc biệt thấm dung dịch CC- Shield phủ khắp bề mặt của lớp sơn xe với liều lượng khoảng 5cc/1m2. Sau 5 phút, khi vùng phủ xuất hiện một lớp màng mỏng màu trắng ta dùng vải chuyên dụng lau thật sạch nhiều lần cho đến khi lớp màng này mất hẳn, lúc đó bề mặt xe sẽ đạt được độ bóng như ý.
Độ dày của lớp thủy tinh trên khoảng từ 0,05-0,2 micromet. Nếu ở nhiệt độ 900 độ C, Dung dịch CC- Shield sẽ cho ra lớp phủ có độ cứng tương đương thủy tinh. Tuy nhiên, trong điều kiện này, độ cứng của lớp phủ trên xe chỉ bằng 50% so với thủy tinh.
Ông Lê Minh Đạt, phó giám đốc Công ty Phú Đạt cho biết, để bảo đảm lớp thủy tinh kết dính tốt nhất, trong vòng 1 tuần đầu không được rửa xe hay đi ngoài mưa. Nếu khách hàng muốn làm nhanh hơn, Công ty sẽ pha thêm vào một dung dịch đặc biệt. Với loại này, chỉ cần 3 tiếng sau khi phủ là xe có thể thoải mái đi dưới trời mưa.
Giá cho dịch vụ này tại Auto Phú Đạt từ 4 triệu đến 5,2 triệu đồng (tùy xe 4 chỗ hay 7 chỗ) và được bảo hành 5 năm. Ông Lê Minh Đạt, cho biết, công ty đã từng làm cho 400 khách hàng và nhận được ý kiến phản hồi tốt cho dịch vụ này. Theo ông Đạt. kết dính vững chắc của lớp thủy tinh phủ trên bề mặt sơn nên có thể chịu được nước phèn. Vì thế khách hàng sống ở vùng nước bị nhiễm phèn vẫn có thể dùng nước để rửa xe.
Tại Sunlite Auto ở quận 7, TP HCM, quy trình phủ bóng này có công nghệ từ Nhật Bản. Ngày đầu tiên, người thợ sẽ xử lý bề mặt, từ việc sơn lại những chỗ trầy đến đánh bóng. Sang ngày hôm sau, thợ mới chính thức tiến hành phủ. Giá của dịch vụ này tại Sunlite Auto cho xe 4 chỗ là 300 USD và 7 chỗ là 400 USD
Giám đốc Sunlite Auto, Ông Trần Nhật Tú cho biết, công đoạn xử lý vết trầy và bề mặt sơn là phần quan trọng nhất. Nếu bề mặt xử lý không tốt thì khi phủ lên, độ bám của dung dịch pha lê sẽ không cao. Ngoài ra, người thợ phải có tay nghề cao và cẩn thận.
Khi phủ lên xe lớp thủy tinh này sẽ tạo trên bề mặt sơn sáng bóng và trở thành một bảo vệ cho xe. Đồng thời lớp bọc này còn giữ bề mặt sơn tránh bị trầy xước xe khi có những va chạm nhẹ. Với sự liên kết vững chắc của các phân tử do sử dụng công nghệ nano nên lớp bọc này còn giúp giữ cho nước sơn lâu xuống màu do sự ăn mòn của thời gian.
Vì tạo một lớp bọc trên bề mặt sơn vì vậy độ bám của lớp pha lê này sẽ tùy thuộc vào cách bảo quản của chủ xe. Cũng như những dịch vụ bảo dưỡng khác, khi phủ pha lê lên xe cần lưu ý một số điểm như: khi đi rửa xe cần chú ý cách xịt nước, tốt nhất là xịt hướng từ trên xuống tránh xịt từ dưới lên. Khi lau xe cũng vậy nên chú ý dùng khăn mềm để lau xe. Nên trang bị 2 chiếc khăn trên xe một dùng để lau trên bề mặt sơn và một lau phía dưới nơi có bụi, cát bám lên như bệ bước, mâm xe,.. và thường xuyên giặt khăn để tránh cát bám trên khăn và làm trầy lớp pha lê.
Ngoài công nghệ phủ bóng thân xe như trên, hiện trên thị trường còn có dịch vụ phủ gầm xe để chống gỉ và chồng trầy do đá bắn lên; phủ nano kính lái chống bám bụi và chống tụ nước mưa … từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…Do còn mới, số người sử dụng chưa nhiều nên còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Nguồn: Long Nguyễn (OtoSaigon)
Các tin khác ::.
Không chỉ là đèn bàn! (06/03)
"Ngựa vằn" thành thị (06/01)
Đỗ xe kiểu Nhật (05/30)
Khám phá thế giới Ferrari cổ (05/29)
AS5 cabrio qua bàn tay của ABT (05/27)
ExperiMental – Siêu phẩm độ (05/27)
Lộng lẫy Ferrari mạ vàng (05/26)
Cá... 4 bánh (05/25)
“Đột phá” cùng Piaggio Ape (05/25)