Tiền không thể cứu GM
2009-0309
News - Giờ đây, số phận nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ, General Motors (GM), phụ thuộc vào lòng tốt của những người xa lạ - giới quan chức chính phủ và khách hàng.
Giữa lúc chính quyền tổng thống Obama đang cân nhắc yêu cầu cứu trợ lên tới 30 tỷ USD của GM thì một số chuyên gia và thậm chí các cố vấn của GM lại cho rằng tiền tỷ có thể cũng không cứu được GM.
Họ cho rằng những gì GM cần là một cuộc cách mạng triệt để về văn hóa và bộ máy doanh nghiệp đã tồn tại cả thế kỉ đang trở nên lỗi thời. Nhiều người ở cấp quản lý và công nhân ký hợp đồng dài hạn đã được bao bọc quá lâu.
Ông Harley Shaiken, giáo sư của Đại học California đồng thời là chuyên gia nghiên cứu quản lý lao động trong ngành ô tô, cho rằng: “GM đã phát triển được nhiều tài năng, nhưng cũng nuôi dưỡng tính thiển cận. Với bề dày lịch sử, GM tự mãn rằng mình ra trung tâm của thế giới trong khi thực tế không phải vậy.”
Trong mấy năm qua, GM đã lỗ tổng cộng 82 tỉ USD và hiện đang rất gần với tương lai phá sản.
GM đã nhận 13,4 tỉ USD tiền cho vay khẩn cấp của chính phủ, và giớ đây ủy ban đặc trách ô tô của chính quyền tổng thống Barack Obama sẽ phải quyết định chi thêm bao nhiêu và làm gì để cứu GM trong khi sự phản đối việc cứu trợ ngành ngân hàng và ô tô đang ngày một gia tăng.
Trong bản kế hoạch cải tổ dày 117 trang mà GM đệ trình lên Bộ Tài chính Mỹ không đề cập gì đến việc cải cách bộ máy đã được thiết lập từ thời vị chủ tịch huyền thoại Alfred Sloan vào cuối thập niên 30.
Con đường sống
Từ năm 2006, Jerry York, một thành viên ban lãnh đạo GM đồng thời là cố vấn của tỉ phú Kirk Kerkorian đã thuyết phục GM từ bỏ 2 nhãn hiệu Saab và Hummer, nhưng GM khăng khăng phản đối. Giờ đây, Saab đang nằm trong chương trình bảo vệ phá sản của tòa án ở Thụy Điển, còn Hummer có thể bị xóa sổ trong vài tuần tới nếu không có người mua.
Nhiều thương vụ khác của GM dưới thời CEO Rick Wagoner đã thất bại. Thực tế đó khiến giới phân tích cho rằng GM cần tư tưởng lãnh đạo hoàn toàn mới.
Rob Klienbaum, một cựu giám đốc và cũng là một cố vấn lâu năm của GM, cho rằng văn hóa lãnh đạo GM quá bảo thủ và thiển cận, khiến đôi khi tập đoàn dường như “câm điếc” trước yêu cầu bảo vệ môi trường của xã hội, từ đó dẫn tới những chính sách sai lầm.
heo ông, nếu không sớm thay đổi văn hóa doanh nghiệp đó, GM sẽ phá sản.
Giữa lúc chính quyền tổng thống Obama đang cân nhắc yêu cầu cứu trợ lên tới 30 tỷ USD của GM thì một số chuyên gia và thậm chí các cố vấn của GM lại cho rằng tiền tỷ có thể cũng không cứu được GM.
Họ cho rằng những gì GM cần là một cuộc cách mạng triệt để về văn hóa và bộ máy doanh nghiệp đã tồn tại cả thế kỉ đang trở nên lỗi thời. Nhiều người ở cấp quản lý và công nhân ký hợp đồng dài hạn đã được bao bọc quá lâu.
Ông Harley Shaiken, giáo sư của Đại học California đồng thời là chuyên gia nghiên cứu quản lý lao động trong ngành ô tô, cho rằng: “GM đã phát triển được nhiều tài năng, nhưng cũng nuôi dưỡng tính thiển cận. Với bề dày lịch sử, GM tự mãn rằng mình ra trung tâm của thế giới trong khi thực tế không phải vậy.”
Trong mấy năm qua, GM đã lỗ tổng cộng 82 tỉ USD và hiện đang rất gần với tương lai phá sản.
GM đã nhận 13,4 tỉ USD tiền cho vay khẩn cấp của chính phủ, và giớ đây ủy ban đặc trách ô tô của chính quyền tổng thống Barack Obama sẽ phải quyết định chi thêm bao nhiêu và làm gì để cứu GM trong khi sự phản đối việc cứu trợ ngành ngân hàng và ô tô đang ngày một gia tăng.
Trong bản kế hoạch cải tổ dày 117 trang mà GM đệ trình lên Bộ Tài chính Mỹ không đề cập gì đến việc cải cách bộ máy đã được thiết lập từ thời vị chủ tịch huyền thoại Alfred Sloan vào cuối thập niên 30.
Con đường sống
Từ năm 2006, Jerry York, một thành viên ban lãnh đạo GM đồng thời là cố vấn của tỉ phú Kirk Kerkorian đã thuyết phục GM từ bỏ 2 nhãn hiệu Saab và Hummer, nhưng GM khăng khăng phản đối. Giờ đây, Saab đang nằm trong chương trình bảo vệ phá sản của tòa án ở Thụy Điển, còn Hummer có thể bị xóa sổ trong vài tuần tới nếu không có người mua.
Nhiều thương vụ khác của GM dưới thời CEO Rick Wagoner đã thất bại. Thực tế đó khiến giới phân tích cho rằng GM cần tư tưởng lãnh đạo hoàn toàn mới.
Rob Klienbaum, một cựu giám đốc và cũng là một cố vấn lâu năm của GM, cho rằng văn hóa lãnh đạo GM quá bảo thủ và thiển cận, khiến đôi khi tập đoàn dường như “câm điếc” trước yêu cầu bảo vệ môi trường của xã hội, từ đó dẫn tới những chính sách sai lầm.
heo ông, nếu không sớm thay đổi văn hóa doanh nghiệp đó, GM sẽ phá sản.
Theo: Lê Thư (Reuters, Dân Trí)
Các tin khác ::.
Lamborghini bắt đầu nếm mùi ế ẩm (03/09)
Fiat - “Bụt” của Chrysler? (03/07)