Cao thủ độ xe Hà thành
2009-0408
Niềm đam mê lớn nhất của Quốc Anh là xe, và chiếc Honda Steed anh “độ” theo mẫu siêu xe Batman sau 3 năm vẫn là một huyền thoại trong giới chơi xe Hà thành.
Cao thủ độ xe Hà thành
Quốc Anh và chiếc Honda Steed Batman
Nghệ thuật độ xe
Tìm đến nhà anh tại số 1 phố Nguyễn Khắc Cần, ngay ở tầng một là hiệu sửa chữa không biển hiệu với ngổn ngang những chiếc xe đang làm và vô số thiết bị máy móc. Quốc Anh cho biết: “Đó chỉ là một phần nhỏ thôi, máy móc xe cổ còn chất cả một phòng dài phía sau và trên phòng riêng của mình nữa”.
Quốc Anh sinh năm 1980 trong một gia đình có truyền thống sửa chữa xe máy từ những năm 79-80 của thế kỷ trước ở Hà Nội. Anh phụ bố làm xe khi học lớp 6, một quãng thời gian không biết đá banh trèo me trèo sấu như bạn bè mà tuổi thơ gắn liền với máy móc dầu mỡ. Rồi bẵng đi một thời gian dài học hành, làm việc, đến năm 2006 anh trở lại với nghiệp xe cộ, nhưng không phải sửa chữa mà là “độ” và chơi xe phân khối lớn.
Năm 2006, anh mua về một chiếc Honda Steed, sau khi “chặt” ra và suốt 8 tháng trời ròng rã làm việc, anh đã có một chiếc xe “để đời” với kết cấu và bộ khung xe được giữ nguyên trong khi các chi tiết được thay thế và kết hợp một cách đơn giản nhưng rất tinh xảo.
Sau chiếc Batman này, anh "độ" thêm 4 chiếc xe phân khối lớn khác
Ngay sau khi xuất hiện, chiếc Batman của anh đã trở nên nổi tiếng trong giới độ xe nói chung và chơi xe phân khối lớn nói riêng. Bởi vẻ đẹp và sự đẳng cấp, từ kiểu dáng sang trọng đến những đường nét tinh tế của tấm chắn bùn…Đặc biệt là cụm tay lái như một chiếc cung sắc cạnh và hùng dũng, được biết để làm được chiếc tay lái độc đáo này Quốc Anh đã phải sử dụng đến 4 mẫu rồi mới vừa ý.
Sau 2 năm, đến giờ chiếc Honda Steed Batman của anh đã có một số thay đổi như toàn bộ crom đã được thay thế bằng đồ inox, hệ thống giảm xóc, vành bánh, nhông xích đã được “độ” lại, ngay cả màu sơn của xe cũng được làm lại trầm hơn so với lúc ban đầu.
Những chi tiết rất tinh xảo của chiếc Batman
Thế nhưng, để có một chiếc “xế độ” ấn tượng như vậy, người mê xe đã có một quá trình lao động thực sự “khổ sở” chứ không nhàn hạ như việc mua một chiếc xe về rồi kiếm những chi tiết tương tự thay vào hoặc vẽ lên cho khác màu sắc: “Khi “độ” xe, “bí” là chuyện thường, bởi mình sẽ gặp rất nhiều vấn đề mà khó có thể giải quyết ngay lập tức. Như bánh sau của Harley chạy dây đai, muốn lắp vào xe Honda chạy trục cardang nên phải chuyển qua chạy xích, bánh sau của Harley không có cao su giẫm chân, nó giẫm chân ở dây đai, còn xe chạy cardang hay chạy xích thì phải có cao su giẫm chân, không có thì không thể vận hành êm ái và an toàn được” - anh chia sẻ.
Đã trót đam mê
Tính từ ngày trở lại với xe cộ đến nay mới chỉ hơn 3 năm, nhưng Quốc Anh đã và đang “độ” 5 chiếc Honda Steed, ngoài những chiếc động cơ 400cc, 600cc thì trong đó có một chiếc 1800 cc với linh kiện đang trên đường từ Mỹ về Việt Nam. Hiện, đang rất nhiều người “ngấp nghé” về những chiếc xe còn dang dở của anh, nhưng dường như câu trả lời cho ngày hoàn tất thì vẫn là chưa.
Phải mất hàng năm trời mới "độ" được một chiếc xe đẳng cấp
Anh chia sẻ: “Xế độ” chẳng bao giờ có thể hoàn thiện, vì luôn luôn phải trau chuốt lại, luôn luôn làm mới dựa trên những ý tưởng chủ đạo ban đầu với mong muốn nó trở nên tinh tế hơn, sắc sảo hơn.Thích thì mình làm màu niken đen bóng, không thích thì chuyển nó về dạng trần trụi với chất inox đồng. Khi mới làm, có thể là lốp chỉ 250 thôi nhưng sau đó thay bằng lốp 300, rồi những bộ phận khác như máy, đèn, … đều có thể thay đổi theo sở thích của mình”.
Tuy nhiên, để có một món đồ, anh thường xuyên phải đi nước ngoài để thu thập, anh cho biết vừa đi một chuyến Thái Lan về nhưng chẳng chọn được đồ gì, và đó cũng là chuyện thường tình trong việc “săn” một món đồ để lắp vào chiếc xe của mình. Hoặc cũng có lúc tìm thấy hàng trên mạng, nhưng ở đó không cho phép tài khoản người Việt thanh toán nên anh đành phải nhờ người quen ở Mỹ, Úc mua rồi gửi hàng về cho mình.
Anh thường "độ" xe Honda bởi sự thân thiện, dễ thay thế phụ tùng
Chính vì thế mà một sản phẩm phải đi đường vòng và về đến tay anh thì giá cao gấp mấy lần so với rao bán, như mới đây anh mua một chiếc ốp bầu gió, giá bán là 231 USD, về đến Việt Nam thì lên tới 500 USD, hoặc chiếc đèn pha giá 132 USD nhưng anh phải bỏ ra 300 USD mới có được…Tuy nhiên, tiền chẳng đáng bao nhiêu so với công sức mình bỏ ra, nhất là thời gian tìm kiếm và chờ đợi, đôi khi cầm trong tay rồi mới biết là mình không dùng được nó vì nó không giống với mô tả của người bán.
Khác với “xế độ” Honda67 hay Honda Wave, thì xe phân khối lớn thường chỉ dành cho… một người. Anh lý giải: Để thuận tiện hơn, đẹp hơn, dễ xử lý kết cấu của xe thì thường chỉ “độ” cho một người ngồi. Và thêm một một lý do khác, đó là cái tôi cá tính của người chơi xe, chỉ thích đi một mình, chở thêm người khác sẽ… hỏng xe.
Với Quốc Anh, về xe thì nói cả ngày cũng không chán, bởi nó là niềm đam mê của anh, mà đã là đam mê thì cảm hứng về nó cũng là vô tận, vô tận như những biến đổi để ngày càng đẳng cấp hơn của mỗi chiếc xe kia.
Cao thủ độ xe Hà thành
Quốc Anh và chiếc Honda Steed Batman
Nghệ thuật độ xe
Tìm đến nhà anh tại số 1 phố Nguyễn Khắc Cần, ngay ở tầng một là hiệu sửa chữa không biển hiệu với ngổn ngang những chiếc xe đang làm và vô số thiết bị máy móc. Quốc Anh cho biết: “Đó chỉ là một phần nhỏ thôi, máy móc xe cổ còn chất cả một phòng dài phía sau và trên phòng riêng của mình nữa”.
Quốc Anh sinh năm 1980 trong một gia đình có truyền thống sửa chữa xe máy từ những năm 79-80 của thế kỷ trước ở Hà Nội. Anh phụ bố làm xe khi học lớp 6, một quãng thời gian không biết đá banh trèo me trèo sấu như bạn bè mà tuổi thơ gắn liền với máy móc dầu mỡ. Rồi bẵng đi một thời gian dài học hành, làm việc, đến năm 2006 anh trở lại với nghiệp xe cộ, nhưng không phải sửa chữa mà là “độ” và chơi xe phân khối lớn.
Năm 2006, anh mua về một chiếc Honda Steed, sau khi “chặt” ra và suốt 8 tháng trời ròng rã làm việc, anh đã có một chiếc xe “để đời” với kết cấu và bộ khung xe được giữ nguyên trong khi các chi tiết được thay thế và kết hợp một cách đơn giản nhưng rất tinh xảo.
Sau chiếc Batman này, anh "độ" thêm 4 chiếc xe phân khối lớn khác
Ngay sau khi xuất hiện, chiếc Batman của anh đã trở nên nổi tiếng trong giới độ xe nói chung và chơi xe phân khối lớn nói riêng. Bởi vẻ đẹp và sự đẳng cấp, từ kiểu dáng sang trọng đến những đường nét tinh tế của tấm chắn bùn…Đặc biệt là cụm tay lái như một chiếc cung sắc cạnh và hùng dũng, được biết để làm được chiếc tay lái độc đáo này Quốc Anh đã phải sử dụng đến 4 mẫu rồi mới vừa ý.
Sau 2 năm, đến giờ chiếc Honda Steed Batman của anh đã có một số thay đổi như toàn bộ crom đã được thay thế bằng đồ inox, hệ thống giảm xóc, vành bánh, nhông xích đã được “độ” lại, ngay cả màu sơn của xe cũng được làm lại trầm hơn so với lúc ban đầu.
Những chi tiết rất tinh xảo của chiếc Batman
Thế nhưng, để có một chiếc “xế độ” ấn tượng như vậy, người mê xe đã có một quá trình lao động thực sự “khổ sở” chứ không nhàn hạ như việc mua một chiếc xe về rồi kiếm những chi tiết tương tự thay vào hoặc vẽ lên cho khác màu sắc: “Khi “độ” xe, “bí” là chuyện thường, bởi mình sẽ gặp rất nhiều vấn đề mà khó có thể giải quyết ngay lập tức. Như bánh sau của Harley chạy dây đai, muốn lắp vào xe Honda chạy trục cardang nên phải chuyển qua chạy xích, bánh sau của Harley không có cao su giẫm chân, nó giẫm chân ở dây đai, còn xe chạy cardang hay chạy xích thì phải có cao su giẫm chân, không có thì không thể vận hành êm ái và an toàn được” - anh chia sẻ.
Đã trót đam mê
Tính từ ngày trở lại với xe cộ đến nay mới chỉ hơn 3 năm, nhưng Quốc Anh đã và đang “độ” 5 chiếc Honda Steed, ngoài những chiếc động cơ 400cc, 600cc thì trong đó có một chiếc 1800 cc với linh kiện đang trên đường từ Mỹ về Việt Nam. Hiện, đang rất nhiều người “ngấp nghé” về những chiếc xe còn dang dở của anh, nhưng dường như câu trả lời cho ngày hoàn tất thì vẫn là chưa.
Phải mất hàng năm trời mới "độ" được một chiếc xe đẳng cấp
Anh chia sẻ: “Xế độ” chẳng bao giờ có thể hoàn thiện, vì luôn luôn phải trau chuốt lại, luôn luôn làm mới dựa trên những ý tưởng chủ đạo ban đầu với mong muốn nó trở nên tinh tế hơn, sắc sảo hơn.Thích thì mình làm màu niken đen bóng, không thích thì chuyển nó về dạng trần trụi với chất inox đồng. Khi mới làm, có thể là lốp chỉ 250 thôi nhưng sau đó thay bằng lốp 300, rồi những bộ phận khác như máy, đèn, … đều có thể thay đổi theo sở thích của mình”.
Tuy nhiên, để có một món đồ, anh thường xuyên phải đi nước ngoài để thu thập, anh cho biết vừa đi một chuyến Thái Lan về nhưng chẳng chọn được đồ gì, và đó cũng là chuyện thường tình trong việc “săn” một món đồ để lắp vào chiếc xe của mình. Hoặc cũng có lúc tìm thấy hàng trên mạng, nhưng ở đó không cho phép tài khoản người Việt thanh toán nên anh đành phải nhờ người quen ở Mỹ, Úc mua rồi gửi hàng về cho mình.
Anh thường "độ" xe Honda bởi sự thân thiện, dễ thay thế phụ tùng
Chính vì thế mà một sản phẩm phải đi đường vòng và về đến tay anh thì giá cao gấp mấy lần so với rao bán, như mới đây anh mua một chiếc ốp bầu gió, giá bán là 231 USD, về đến Việt Nam thì lên tới 500 USD, hoặc chiếc đèn pha giá 132 USD nhưng anh phải bỏ ra 300 USD mới có được…Tuy nhiên, tiền chẳng đáng bao nhiêu so với công sức mình bỏ ra, nhất là thời gian tìm kiếm và chờ đợi, đôi khi cầm trong tay rồi mới biết là mình không dùng được nó vì nó không giống với mô tả của người bán.
Khác với “xế độ” Honda67 hay Honda Wave, thì xe phân khối lớn thường chỉ dành cho… một người. Anh lý giải: Để thuận tiện hơn, đẹp hơn, dễ xử lý kết cấu của xe thì thường chỉ “độ” cho một người ngồi. Và thêm một một lý do khác, đó là cái tôi cá tính của người chơi xe, chỉ thích đi một mình, chở thêm người khác sẽ… hỏng xe.
Với Quốc Anh, về xe thì nói cả ngày cũng không chán, bởi nó là niềm đam mê của anh, mà đã là đam mê thì cảm hứng về nó cũng là vô tận, vô tận như những biến đổi để ngày càng đẳng cấp hơn của mỗi chiếc xe kia.
Theo: Thủy Nguyên (Zing)
Các tin khác ::.
Rocker Việt và thú chơi xe cổ (04/07)
Vẽ tranh trên ôtô từ bụi bẩn (04/06)
"Đồ chơi" Vespa (04/01)
“Xế” cổ Hà thành "khoe dáng" (03/13)
B-2 Stealth - Phi cơ mặt đất (03/02)