Muôn màu ‘đồ chơi’ cho xế độ
2010-1207
Tiếng còi đặc chủng của xe CSGT bất ngờ dội đến khiến đám “quái xế” tụ tập bên đường nháo nhào định tháo chạy. Cùng lúc, gã thanh niên trên chiếc xế độ ào tới, nhe răng cười nhăn nhở, tay bấm còi liên tục, cả bọn mới thở phào.
Để thể hiện đẳng cấp dân chơi của mình trong các phi vụ “bão đêm”, quái xế Sài Thành ngoài việc làm lại máy xe để thỏa mãn niềm đam mê tốc độ còn tốn không ít công sức để chăm chút ngoại hình cũng như “chất” cho các phụ tùng theo xe.
Như luật bất thành văn trong giới, chỉ cần người nào có món phụ tùng “độc” là có thể dẫn đầu đoàn “bão” và nghiễm nhiên được liệt vào hàng “mâm trên”. Chính vì thế, trào lưu gắn “đồ chơi” cho xế nổ ngày càng thịnh hành và góp phần ăn lên làm ra cho hàng loạt các “lò” độ xe tại TP HCM.
Chiếc còi có tên là police vì có tiếng kêu giống còi CSGT.
Đêm cuối tuần, nhóm quái xế thuộc một lò độ xe ở quận Tân Phú (TP HCM) đang gom quân để chuẩn bị "dợt xe" trên đường Chế Lan Viên (quận Tân Phú). Bỗng “Tọt, tọt, tọt…” tiếng còi đặc chủng của xe CSGT bất ngờ dội đến khiến cả đám giật bắn người, nháo nhào định tháo chạy. Chỉ đến khi một gã thanh niên trên chiếc “xế độ” ào tới, nhe răng cười nhăn nhở trong khi tay bấm còi liên tục thì cả bọn mới hết thót tim.
“Trời! Thì ra là thằng Hùng, làm bọn tao hết hồn tưởng chèo (CSGT). Kiếm còi khác đi cha, để thế có ngày ăn đòn nha”, một quái xế trong nhóm lớn tiếng.
Theo Tâm “Đen”, tay chơi trong nhóm, thời gian gần đây quái xế không còn dùng những còi hơi khủng (vì dễ bị phát hiện) mà chuyển sang gắn còi Police (âm thanh phát ra giống xe CSGT) và còi hú của lực lượng cảnh sát để “chơi trội” trong đoàn “bão đêm”.
“Loại còi này bây giờ thịnh lắm. Đám đi bão hay dùng nó, vừa rẻ vừa dễ chế công tắc phụ đề phòng khi bị kiểm tra. Mỗi khi nhấn còi là bảo đảm cả đám đi trước ai cũng phải quay đầu nhìn lại và… run”, Tâm vui vẻ khẳng định.
Tâm cũng cho biết, thị trường “đồ chơi” cho xế độ tham gia “bão đêm” rất đa dạng. Những người chơi còi xe chỉ là dân a-ma-tơ (không chuyên). Dân chơi thực thụ thể hiện đẳng cấp bằng cách lắp cho xe chiếc pô “tăng tốc” có âm thanh cực kỳ chói tai. Vừa gây chú ý vừa làm tốc độ xe tăng lên đáng kể.
Chiếc pô tăng tốc được quảng cáo giúp xe "bốc" hơn. Ảnh: Quốc Thắng.
Tìm đến “lò” độ xe trên đường Tây Thạnh (quận Tân Phú) với ý định nâng cấp “đồ chơi” cho chiếc Su Sport. Tiệm chỉ rộng khoảng 30 m2 nhưng ngổn ngang hàng chục chiếc xe dính đầy dầu mỡ. Phần mặt tiền của tiệm treo chật kín các loạt phụ tùng cho xe máy như phuộc nhún, tay ga, còi, niềng, mâm đúc…
Thấy khách đến, gã thanh niên tên Tèo với dáng người nhỏ thó đội chiếc mũ lưỡi trai lụp xụp đang cặm cụi sửa xe liền ngưng tay chào mời: “Các anh cần gì? Ở đây bán đủ loại, toàn hàng xịn không đấy”.
Khi biết khách muốn mua còi Police và chiếc pô tăng tốc, Tèo thoăn thoắt mở tủ lấy hàng rồi đặt lên bàn, ra giá: “Còi Police ba xị hai (320 ngàn đồng), pô tăng tốc thì một chai hai xị (1,2 triệu đồng). Hàng ngoại nhập đó, tụi tui đã thử hết rồi nên cứ yên tâm mà xài. Khi nào chán thí vứt chứ không có chuyện hỏng hóc đâu”.
Được hỏi về công dụng chiếc pô tăng tốc, gã thanh niên thể hiện ngay am hiểu của mình. “Gọi là pô tăng tốc vì bên trong bụng nó có cấu tạo lớn, làm thoáng đường thải khí và làm mát động cơ khiến tốc độ tăng lên. Tuy nhiên phải lựa chọn đúng pô tăng tốc dành cho loại xe mình vì công suất mỗi xe đều khác nhau. Dòng xe 2 thì phải dùng loại pô khác xe 4 thì”, Tèo rành rọt nói.
Thấy khách còn lưỡng lự, chủ tiệm đứng cạnh chen vào. Ông này vừa chỉ vào chiếc xe Su Sport “độ” dựng ở góc tường vừa quảng cáo không ngớt: “Chiếc này ngoài máy móc được nâng cấp lên 150 phân khối còn được gắn thêm một loạt các “đồ chơi” như pô tăng tốc, trợ lực tay lái… Riêng cái trợ lực tay lái này thôi đã có giá 400 USD. Hàng Thụy Điển chính cống đó”. Nói xong, ông ta đưa tay gõ gõ vào thanh kim loại sáng loáng gắn chặt vào cổ và sườn xe ra vẻ tâm đắc.
Chiếc trợ lực tay lái được chủ tiệm quảng cáo là hàng Thụy Điển
có giá khoảng 400 USD. Ảnh: Quốc Thắng.
Bên cạnh đó, “tín đồ” của giới độ xe chuyên nghiệp còn chú ý cả những bộ phận tưởng như không liên quan gì tốc độ. Biết được tâm lý, các “lò” độ xe cũng nhập về hàng loạt các linh kiện để phục vụ nhu cầu… tăng tốc này.
Thủy, một thợ chuyên độ xe ở quận 5 (TP HCM) cho biết, những chiếc xe muốn đạt tốc độ tối đa không chỉ “độ” phần máy mà còn phải thay hàng loạt phụ tùng như IC, mobin sườn, bình xăng con cỡ lớn, cùm ga…
“Một số IC được nhà sản xuất giới hạn tốc độ. Xài bình xăng con lớn thì tất nhiên dây ga sẽ dài. Dùng cùm ga lớn sẽ quấn dây ga nhanh hơn, đạt tốc độ tối đa sớm hơn”, anh Thủy giải thích.
Cũng bởi những ngón nghề chuyên nghiệp trong việc “độ xe”, một kỷ lục về tốc độ luôn được các “nài” (đua thuê) kháo nhau chính là vụ ăn thua “máu lửa” giữa 2 “lò” độ xe Sport. Với số tiền ăn thua lên đến cả trăm triệu đồng, con “chiến mã” của một “lò” tại quận 5 chỉ mất 28 giây cho quãng đường dài 1,2 km.
Để thể hiện đẳng cấp dân chơi của mình trong các phi vụ “bão đêm”, quái xế Sài Thành ngoài việc làm lại máy xe để thỏa mãn niềm đam mê tốc độ còn tốn không ít công sức để chăm chút ngoại hình cũng như “chất” cho các phụ tùng theo xe.
Như luật bất thành văn trong giới, chỉ cần người nào có món phụ tùng “độc” là có thể dẫn đầu đoàn “bão” và nghiễm nhiên được liệt vào hàng “mâm trên”. Chính vì thế, trào lưu gắn “đồ chơi” cho xế nổ ngày càng thịnh hành và góp phần ăn lên làm ra cho hàng loạt các “lò” độ xe tại TP HCM.
Chiếc còi có tên là police vì có tiếng kêu giống còi CSGT.
Đêm cuối tuần, nhóm quái xế thuộc một lò độ xe ở quận Tân Phú (TP HCM) đang gom quân để chuẩn bị "dợt xe" trên đường Chế Lan Viên (quận Tân Phú). Bỗng “Tọt, tọt, tọt…” tiếng còi đặc chủng của xe CSGT bất ngờ dội đến khiến cả đám giật bắn người, nháo nhào định tháo chạy. Chỉ đến khi một gã thanh niên trên chiếc “xế độ” ào tới, nhe răng cười nhăn nhở trong khi tay bấm còi liên tục thì cả bọn mới hết thót tim.
“Trời! Thì ra là thằng Hùng, làm bọn tao hết hồn tưởng chèo (CSGT). Kiếm còi khác đi cha, để thế có ngày ăn đòn nha”, một quái xế trong nhóm lớn tiếng.
Theo Tâm “Đen”, tay chơi trong nhóm, thời gian gần đây quái xế không còn dùng những còi hơi khủng (vì dễ bị phát hiện) mà chuyển sang gắn còi Police (âm thanh phát ra giống xe CSGT) và còi hú của lực lượng cảnh sát để “chơi trội” trong đoàn “bão đêm”.
“Loại còi này bây giờ thịnh lắm. Đám đi bão hay dùng nó, vừa rẻ vừa dễ chế công tắc phụ đề phòng khi bị kiểm tra. Mỗi khi nhấn còi là bảo đảm cả đám đi trước ai cũng phải quay đầu nhìn lại và… run”, Tâm vui vẻ khẳng định.
Tâm cũng cho biết, thị trường “đồ chơi” cho xế độ tham gia “bão đêm” rất đa dạng. Những người chơi còi xe chỉ là dân a-ma-tơ (không chuyên). Dân chơi thực thụ thể hiện đẳng cấp bằng cách lắp cho xe chiếc pô “tăng tốc” có âm thanh cực kỳ chói tai. Vừa gây chú ý vừa làm tốc độ xe tăng lên đáng kể.
Chiếc pô tăng tốc được quảng cáo giúp xe "bốc" hơn. Ảnh: Quốc Thắng.
Tìm đến “lò” độ xe trên đường Tây Thạnh (quận Tân Phú) với ý định nâng cấp “đồ chơi” cho chiếc Su Sport. Tiệm chỉ rộng khoảng 30 m2 nhưng ngổn ngang hàng chục chiếc xe dính đầy dầu mỡ. Phần mặt tiền của tiệm treo chật kín các loạt phụ tùng cho xe máy như phuộc nhún, tay ga, còi, niềng, mâm đúc…
Thấy khách đến, gã thanh niên tên Tèo với dáng người nhỏ thó đội chiếc mũ lưỡi trai lụp xụp đang cặm cụi sửa xe liền ngưng tay chào mời: “Các anh cần gì? Ở đây bán đủ loại, toàn hàng xịn không đấy”.
Khi biết khách muốn mua còi Police và chiếc pô tăng tốc, Tèo thoăn thoắt mở tủ lấy hàng rồi đặt lên bàn, ra giá: “Còi Police ba xị hai (320 ngàn đồng), pô tăng tốc thì một chai hai xị (1,2 triệu đồng). Hàng ngoại nhập đó, tụi tui đã thử hết rồi nên cứ yên tâm mà xài. Khi nào chán thí vứt chứ không có chuyện hỏng hóc đâu”.
Được hỏi về công dụng chiếc pô tăng tốc, gã thanh niên thể hiện ngay am hiểu của mình. “Gọi là pô tăng tốc vì bên trong bụng nó có cấu tạo lớn, làm thoáng đường thải khí và làm mát động cơ khiến tốc độ tăng lên. Tuy nhiên phải lựa chọn đúng pô tăng tốc dành cho loại xe mình vì công suất mỗi xe đều khác nhau. Dòng xe 2 thì phải dùng loại pô khác xe 4 thì”, Tèo rành rọt nói.
Thấy khách còn lưỡng lự, chủ tiệm đứng cạnh chen vào. Ông này vừa chỉ vào chiếc xe Su Sport “độ” dựng ở góc tường vừa quảng cáo không ngớt: “Chiếc này ngoài máy móc được nâng cấp lên 150 phân khối còn được gắn thêm một loạt các “đồ chơi” như pô tăng tốc, trợ lực tay lái… Riêng cái trợ lực tay lái này thôi đã có giá 400 USD. Hàng Thụy Điển chính cống đó”. Nói xong, ông ta đưa tay gõ gõ vào thanh kim loại sáng loáng gắn chặt vào cổ và sườn xe ra vẻ tâm đắc.
Chiếc trợ lực tay lái được chủ tiệm quảng cáo là hàng Thụy Điển
có giá khoảng 400 USD. Ảnh: Quốc Thắng.
Bên cạnh đó, “tín đồ” của giới độ xe chuyên nghiệp còn chú ý cả những bộ phận tưởng như không liên quan gì tốc độ. Biết được tâm lý, các “lò” độ xe cũng nhập về hàng loạt các linh kiện để phục vụ nhu cầu… tăng tốc này.
Thủy, một thợ chuyên độ xe ở quận 5 (TP HCM) cho biết, những chiếc xe muốn đạt tốc độ tối đa không chỉ “độ” phần máy mà còn phải thay hàng loạt phụ tùng như IC, mobin sườn, bình xăng con cỡ lớn, cùm ga…
“Một số IC được nhà sản xuất giới hạn tốc độ. Xài bình xăng con lớn thì tất nhiên dây ga sẽ dài. Dùng cùm ga lớn sẽ quấn dây ga nhanh hơn, đạt tốc độ tối đa sớm hơn”, anh Thủy giải thích.
Cũng bởi những ngón nghề chuyên nghiệp trong việc “độ xe”, một kỷ lục về tốc độ luôn được các “nài” (đua thuê) kháo nhau chính là vụ ăn thua “máu lửa” giữa 2 “lò” độ xe Sport. Với số tiền ăn thua lên đến cả trăm triệu đồng, con “chiến mã” của một “lò” tại quận 5 chỉ mất 28 giây cho quãng đường dài 1,2 km.
Theo: Quốc Thắng (VnExpress)
Các tin khác ::.
CR&S DUU - kiệt tác thủ công (12/07)
Những kiểu ô tô có "1-0-2" (12/01)