“Hành” trình mua xe: Chạy đủ thứ
![]() Thị trường ôtô chịu tác động rất lớn từ chính sách, nhưng cũng có thể chỉ vì những tin đồn |
Trên một diễn đàn về ôtô một thành viên kể lại sự “đen đủi” của mình
khi mua xe. Anh cho biết đã đặt mua chiếc CR-V này từ ngày 23/7 và nhờ
“quan hệ cá nhân” nên được ưu tiên đến cuối tháng 11 nhận xe. Theo lịch
anh trả tiền và nhận xe vào ngày 24/11. Tuy nhiên, do bận việc gia đình
đến chiều ngày 25/11 anh mới tới giao tiền cho đại lý.
Từ chạy... tỷ giá
Nhưng khi thanh toán, số tiền thực anh phải trả tăng thêm hơn 30 triệu do thay đổi tỷ giá USD/VND. Dù rất tiếc tiền nhưng anh phải chấp nhận bởi việc thay đổi giá theo tỷ giá đã được quy định rõ trong hợp đồng và anh chỉ còn biết “trách mình đến nộp tiền chậm”. “Tôi đang mừng vì kịp “mua xe chạy thuế” trước ngày 31/12 vì đây là suất ưu tiên thì vẫn mất thêm tiền vì tỷ giá” - thành viên này vớt vát. Trên thực tế, đây không phải là trường hợp người mua xe duy nhất phải chịu mất thêm tiền do giá xe tăng theo sự thay đổi của tỷ giá USD/VND.
Theo Bộ Tài chính: Mức cam kết WTO năm 2010 đối với ôtô dưới 9 chỗ ngồi loại chạy xăng từ 2.500 cc trở lên là 80,5%; xe chạy xăng dưới 2.500 cc và xe chạy diesel có cam kết trần là 87%; ôtô 4 bánh 2 cầu chủ động có mức cam kết trần là 77%. Bộ Tài chính cũng mới có Thông tư 216 thống nhất các mức thuế áp dụng cho ôtô trong năm 2010. Theo đó, ngoài mức thuế áp dụng các loại xe trên, chính sách thuế đối với ôtô cũ áp dụng từ đầu năm 2010 vẫn giữ nguyên. |
Đến chạy... thuế
Hẳn nhiều người còn nhớ, cách đây hơn 1 tháng, những đồn đoán về việc Bộ Tài chính sẽ thay đổi biểu thuế liên quan đến ôtô nhập khẩu đã khiến những người có ý định mua xe hoang mang. Mặc dù, cuối cùng thì thị trường cũng đã được trấn an khi Bộ Tài chính khẳng định rằng ít nhất trong năm 2010 biểu thuế nhập khẩu ôtô không tăng vì năm 2010, VN phải tiếp tục thực hiện các mức cắt giảm thuế theo cam kết WTO. Tuy nhiên, từ những ảnh hưởng của tin đồn tăng thuế, có thể thấy thị trường xe ôtô VN hiện nay không bình thường. Xe ôtô nhập khẩu chất lượng tốt hơn rất nhiều so với xe lắp ráp trong nước nhưng do bị tính các loại thuể: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT nên giá thường cao gần gấp 3 lần so với giá gốc tại nơi sản xuất. Điều đó đã tạo điều kiện cho xe nội "ăn theo" giá nhập khẩu và được bán với giá trên trời. Kết cục người dân chịu thiệt, nhà nước cũng bị thất thu ngân sách. Thực tế không phải cho tới giờ mới có những phản đối từ người dân, các chuyên gia kinh tế về việc các cơ chế, chính sách của chúng ta đang bị các nhà đầu tư biến thành công cụ bảo hộ dưới danh nghĩa "nội địa hóa" cho ngành sản xuất ôtô trong nước. Bởi khá nhiều thống kê đã cho thấy rằng trên chục năm qua, các nhà đầu tư đã nội địa đã không làm được gì nhiều. Thậm chí, đã có ý kiến cho rằng chính việc được bảo hộ trong một thời gian quá dài đã làm thui chột ngành công nghiệp ôtô VN, khi mà các nhà đầu tư vẫn chủ yếu ăn theo cơ chế, vật mình, vật mẩy mỗi khi Chính phủ có những thay đổi nhỏ làm họ bất lợi mà thôi.
“Tôi không hiểu nổi là vì sao Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng lại "bảo hộ" quá đáng cho Hiệp hội sản xuất ôtô trong nước đến như vậy trong khi lẽ ra phải giảm thuế Hải quan theo lộ trình gia nhập WTO chuyển sang tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT và thuế trước bạ để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, từ đó để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ngày một hiện đại." - một thành viên mua xe cho biết.
