10 bước để mua được xe ưng ý (Phần cuối)
2009-0416
News - Lái thử để cảm nhận trực tiếp, xem kỹ hợp đồng là những điều khách hàng cần làm trước khi đặt bút ký.
Dưới đây là 5 bước tiếp theo bạn nên thực hiện để có được chiếc xe đúng nghĩa. Có những điểm quan trọng nhưng khách hàng lại dễ bỏ qua và các chuyên gia Edmunds đưa ra những cảnh báo rất thiết thực.
Bước 6: Xem xét các phụ kiện
Sau khi hoàn tất 5 bước ở phần 1, bạn đã có thể gút danh sách ứng cử viên. Bây giờ là lúc đánh giá các trang thiết bị đi kèm giữa chúng với nhau. Thông thường, khách tới showroom để tìm hiểu về chiếc xe họ muốn mua. Nhưng với thời đại Internet, điều đó chỉ làm mất thời gian và tiền bạc. Họ có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra đánh giá.
Luôn lái thử xe trước khi quyết định mua. Ảnh: T.T.
Hãy chỉ tới các đại lý khi thử xe và ký hợp đồng. Điều này giúp chúng ta tiếp nhận thông tin chủ động hơn. Không bị các nhân viên bán hàng "tung hỏa mù" gây khó quyết định.
Bước 7: Lên lịch thử xe
Nhiều khách hàng bỏ qua bước này do tâm lý. Đây là khâu cuối trước khi bạn ra quyết định. Những ý kiến tham khảo từ mạng, bạn bè, người thân sẽ được bạn trực tiếp kiểm định.
Một số xe phù hợp với người này nhưng lại không hợp người khác, chủ yếu do cách đánh giá khác nhau. Vì vậy, chỉ khi trực tiếp cầm lái bạn mới tự rút ra kết luận cho mình. Bởi rốt cuộc, xe đó là của bạn. Nó gắn bó và đảm bảo an toàn cho bạn chứ không phải cho người khác.
Bước 8: Cách lái thử hiệu quả nhất
Đến giai đoạn này, chúng ta thường có thói quen "tặc lưỡi cho qua" vì ngại phải làm lại từ đầu. Không sao. Bạn mất chỉ vài ngày cho việc đó nhưng có thể phải sống chung hàng tháng, hàng năm với chiếc xe không phù hợp.
Mục tiêu của việc lái thử là thu kinh nghiệm, càng chi tiết càng tốt. Bạn hãy chọn cung đường tương tự như điều kiện mà bạn sẽ sử dụng, bao gồm cả trong thành phố và đường cao tốc. Nếu phải đi ở địa hình xấu, hãy sắp xếp một cuộc lái thử với điều kiện tương tự.
Hãy lái ở các khúc cua khác nhau với tốc độ mà bạn cảm thấy đủ an toàn. Thử phanh ABS bằng cách đạp gấp ở những đoạn đường vắng. Ra vào xe thật nhiều lần để cảm nhận ghế có phù hợp hay không. Hãy tự hỏi điều gì là thú vị khi "sống chung" với chiếc xe này trong nhiều năm tới.
Khi cảm nhận, cố gắng không bị phân tán bởi những lời lẽ của nhân viên bán hàng. Mẹo của "sale" là gợi ý mở nhạc khi bạn cầm lái để che những tiếng kêu lạ. Vì vậy, đừng bật nhạc hoặc đài khi lái. Hãy giữ ca-bin thật yên tĩnh để cảm nhận độ ồn, phát hiện tiếng kêu...Chất lượng âm thanh nên để đánh giá sau.
Vào lúc tất cả đã xong, bạn nên để trực giác lên tiếng. Nếu thực sự chưa chắc chắn về chiếc xe đó, hãy quyết định theo bản năng. Mua ôtô là việc quan trọng (và đắt) nên đừng làm gi khi vẫn còn lăn tăn.
Bước 9: Xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng
Đây cũng là bước dễ bị bỏ qua. Các hợp đồng thường do đại lý soạn sẵn theo mẫu của nhà sản xuất. Do đó chúng sẽ tiềm ẩn nhiều điều có lợi cho bên bán. Bạn hãy nghiên cứu kỹ các điều khoản, chất vấn lại và hoàn toàn có thể yêu cầu sửa, nếu thấy không thỏa đáng.
Bước 10: Nhận xe và bắt đầu "cuộc sống mới"
Đến ngày nhận xe, không nên vui quá mà quên xem lại các chi tiết đi theo xe so với hợp đồng ban đầu. Kiểm tra lại hoạt động của động cơ, hệ thống điện, dàn âm thanh, điều hòa, phanh, thân vỏ trước khi nhận...Cuộc sống của bạn sẽ gắn liền với chiếc xe này và nếu thực hiện theo đúng các trình tự trên, phần đông chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng, không chỉ cho mình mà cho cả những người xung quanh.
Dưới đây là 5 bước tiếp theo bạn nên thực hiện để có được chiếc xe đúng nghĩa. Có những điểm quan trọng nhưng khách hàng lại dễ bỏ qua và các chuyên gia Edmunds đưa ra những cảnh báo rất thiết thực.
Bước 6: Xem xét các phụ kiện
Sau khi hoàn tất 5 bước ở phần 1, bạn đã có thể gút danh sách ứng cử viên. Bây giờ là lúc đánh giá các trang thiết bị đi kèm giữa chúng với nhau. Thông thường, khách tới showroom để tìm hiểu về chiếc xe họ muốn mua. Nhưng với thời đại Internet, điều đó chỉ làm mất thời gian và tiền bạc. Họ có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra đánh giá.
Luôn lái thử xe trước khi quyết định mua. Ảnh: T.T.
Hãy chỉ tới các đại lý khi thử xe và ký hợp đồng. Điều này giúp chúng ta tiếp nhận thông tin chủ động hơn. Không bị các nhân viên bán hàng "tung hỏa mù" gây khó quyết định.
Bước 7: Lên lịch thử xe
Nhiều khách hàng bỏ qua bước này do tâm lý. Đây là khâu cuối trước khi bạn ra quyết định. Những ý kiến tham khảo từ mạng, bạn bè, người thân sẽ được bạn trực tiếp kiểm định.
Một số xe phù hợp với người này nhưng lại không hợp người khác, chủ yếu do cách đánh giá khác nhau. Vì vậy, chỉ khi trực tiếp cầm lái bạn mới tự rút ra kết luận cho mình. Bởi rốt cuộc, xe đó là của bạn. Nó gắn bó và đảm bảo an toàn cho bạn chứ không phải cho người khác.
Bước 8: Cách lái thử hiệu quả nhất
Đến giai đoạn này, chúng ta thường có thói quen "tặc lưỡi cho qua" vì ngại phải làm lại từ đầu. Không sao. Bạn mất chỉ vài ngày cho việc đó nhưng có thể phải sống chung hàng tháng, hàng năm với chiếc xe không phù hợp.
Mục tiêu của việc lái thử là thu kinh nghiệm, càng chi tiết càng tốt. Bạn hãy chọn cung đường tương tự như điều kiện mà bạn sẽ sử dụng, bao gồm cả trong thành phố và đường cao tốc. Nếu phải đi ở địa hình xấu, hãy sắp xếp một cuộc lái thử với điều kiện tương tự.
Hãy lái ở các khúc cua khác nhau với tốc độ mà bạn cảm thấy đủ an toàn. Thử phanh ABS bằng cách đạp gấp ở những đoạn đường vắng. Ra vào xe thật nhiều lần để cảm nhận ghế có phù hợp hay không. Hãy tự hỏi điều gì là thú vị khi "sống chung" với chiếc xe này trong nhiều năm tới.
Khi cảm nhận, cố gắng không bị phân tán bởi những lời lẽ của nhân viên bán hàng. Mẹo của "sale" là gợi ý mở nhạc khi bạn cầm lái để che những tiếng kêu lạ. Vì vậy, đừng bật nhạc hoặc đài khi lái. Hãy giữ ca-bin thật yên tĩnh để cảm nhận độ ồn, phát hiện tiếng kêu...Chất lượng âm thanh nên để đánh giá sau.
Vào lúc tất cả đã xong, bạn nên để trực giác lên tiếng. Nếu thực sự chưa chắc chắn về chiếc xe đó, hãy quyết định theo bản năng. Mua ôtô là việc quan trọng (và đắt) nên đừng làm gi khi vẫn còn lăn tăn.
Bước 9: Xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng
Đây cũng là bước dễ bị bỏ qua. Các hợp đồng thường do đại lý soạn sẵn theo mẫu của nhà sản xuất. Do đó chúng sẽ tiềm ẩn nhiều điều có lợi cho bên bán. Bạn hãy nghiên cứu kỹ các điều khoản, chất vấn lại và hoàn toàn có thể yêu cầu sửa, nếu thấy không thỏa đáng.
Bước 10: Nhận xe và bắt đầu "cuộc sống mới"
Đến ngày nhận xe, không nên vui quá mà quên xem lại các chi tiết đi theo xe so với hợp đồng ban đầu. Kiểm tra lại hoạt động của động cơ, hệ thống điện, dàn âm thanh, điều hòa, phanh, thân vỏ trước khi nhận...Cuộc sống của bạn sẽ gắn liền với chiếc xe này và nếu thực hiện theo đúng các trình tự trên, phần đông chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng, không chỉ cho mình mà cho cả những người xung quanh.
Nguồn: Nguyễn Nghĩa (VnExpress)
Các tin khác ::.
Đâu dễ nghề cho thuê xe tự lái! (04/15)
Thị trường ôtô bắt đầu tách nhóm (04/15)
Mercedes Việt Nam trình làng GLK (04/11)