Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đồng thanh kêu cứu
2011-0525
Ngày 24/5, đại diện
hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã nhóm họp làm đơn kiến nghị lên
Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ Công Thương, Tư pháp về nội dung
Thông tư số 20 của Bộ Công Thương. Theo các doanh nghiệp này, quy định
mới của Bộ Công Thương sẽ khiến họ đi đến bờ phá sản, liên doanh trong
nước hưởng lợi, người tiêu dùng chịu thiệt.
Như VnMedia đã đưa tin, ngày 12/5 vừa qua, Bộ Công Thương bất ngờ ban hành Thông tư số 20 yêu cầu khi nhập khẩu ôtô, doanh nghiệp phải nộp bổ sung giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng hoặc đại lý chính hãng loại ôtô đó, đồng thời phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ Giao thông vận tải cấp.
Tại thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang tồn tại 3 hình thức phân phối, bao gồm: các Nhà nhập khẩu và phân phối chính thức (như Euro Auto phân phối thương hiệu BMW, Công ty Liên Á phân phối thương hiệu Audi…); các liên doanh sản xuất - lắp ráp ô tô thuộc VAMA thực hiện thêm chức năng nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc (như Mercedes, Ford…); và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xe nhập khẩu (khoảng 2.000 doanh nghiệp, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam).
Đại diện các doanh nghiệp cho biết, nguồn nhập khẩu từ các doanh nghiệp thương mại hiện chiếm khoảng 50% thị trường và đang gia tăng nhờ lợi thế linh hoạt về giá cả, thời gian giao hàng, chủng loại hàng...Họ lo ngại Thông tư 20 thực tế chỉ tác động trực tiếp giống như một quyết định "khai tử" đối với thị trường ôtô nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp thương mại vì việc để có được các loại giấy tờ theo quy định tại Thông tư này là bất khả thi đối với họ.
Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, các doanh nghiệp này cho biết thông tin trên làm cho hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cảm thấy sốc và hoang mang.
Các doanh nghiệp này cho biết, kinh doanh ô tô nhập khẩu là lĩnh vực đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn, tùy quy mô và đặc thù doanh nghiệp khác nhau thì lượng vốn cần thiết là khác nhau nhưng có thể lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng/ doanh nghiệp. Để bảo toàn và phát triển số vốn lớn như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch kinh doanh dài hạn: thuê mặt bằng làm showroom bán hàng, làm văn phòng, kho bãi để xe; đầu tư cho nhân lực, tài sản cố định, trang thiết bị; ký hợp đồng cung cấp dài hạn với đối tác nước ngoài...
Đồng thời, để đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp thương mại thường nhập khẩu nhiều model xe của nhiều hãng khác nhau như Kia, Hyundai, Daewoo, Toyota, Nissan, Mazda... từ các Công ty thương mại tại nước ngoài, vì thế các doanh nghiệp này không thể có được Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng dù chỉ của một hãng chứ chưa nói tới nhiều hãng.
Ngoài ra để có được Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp theo lộ trình của Thông tư 20 thì doanh nghiệp chỉ có 45 ngày để chuẩn bị cho việc tìm hiểu và xin bổ sung các giấy phép liên quan, phải tìm kiếm và thuê thêm nhà xưởng, phải đặt hàng mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và vận chuyển bằng tầu biển về Việt Nam, phải tuyển dụng mới và đào tạo nhân công...
"Các giấy tờ phải bổ sung theo quy định tại Thông tư 20 thực sự là một việc thách đố doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc hơn 2.000 doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đóng cửa, giải thể hoặc phá sản; hàng chục nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp này sẽ phải thất nghiệp, tạo nên gánh nặng lớn cho xã hội. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại của doanh nghiệp?" - đơn kiến nghị của các doanh nghiệp này viết.
Đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu cũng băn khoăn về mục tiêu của Thông tư và đặt câu hỏi "ai sẽ được hưởng lợi khi thông tư này có hiệu lực? Mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội có thực hiện được? Quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ có được đảm bảo như mong đợi?".
Cụ thể, Thông tư 20 của Bộ Công Thương đưa ra lý do "Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài một số ít ỏi các Nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu như Audi, BMW... thì thị trường ô tô nhập khẩu sẽ rơi vào tay các Công ty liên doanh thuộc VAMA. Sau thời gian dài hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ cho hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam tiếp tục được hưởng "miếng bánh ngon" từ thị trường ô tô nhập khẩu. Điều này dẫn tới nhiều nguy cơ để ô tô nhập khẩu có thể bị làm giá, tăng giá: do khan hiếm hàng ; do độc quyền ... và thiệt thòi sẽ đổ lên vai người tiêu dùng chứ không phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như mục tiêu của Thông tư 20.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cho rằng việc chỉ áp dụng quy định với xe chưa sử dụng dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu dường như không công bằng với các loại xe khác, đồng thời sẽ khuyến khích nhập khẩu xe cũ - trái với chủ trương của Chính phủ.
Được biết, đến cuối ngày hôm qua, đại diện của hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu đã ký tên, đóng dấu vào đơn kiến nghị. Dự kiến đơn này sẽ được chuyển cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước ký đóng dấu trước khi gửi lên lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Như VnMedia đã đưa tin, ngày 12/5 vừa qua, Bộ Công Thương bất ngờ ban hành Thông tư số 20 yêu cầu khi nhập khẩu ôtô, doanh nghiệp phải nộp bổ sung giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng hoặc đại lý chính hãng loại ôtô đó, đồng thời phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ Giao thông vận tải cấp.
Tại thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang tồn tại 3 hình thức phân phối, bao gồm: các Nhà nhập khẩu và phân phối chính thức (như Euro Auto phân phối thương hiệu BMW, Công ty Liên Á phân phối thương hiệu Audi…); các liên doanh sản xuất - lắp ráp ô tô thuộc VAMA thực hiện thêm chức năng nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc (như Mercedes, Ford…); và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xe nhập khẩu (khoảng 2.000 doanh nghiệp, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam).
Thị trường ôtô sẽ xáo trộn nếu các doanh nghiệp thương mại không còn được |
Đại diện các doanh nghiệp cho biết, nguồn nhập khẩu từ các doanh nghiệp thương mại hiện chiếm khoảng 50% thị trường và đang gia tăng nhờ lợi thế linh hoạt về giá cả, thời gian giao hàng, chủng loại hàng...Họ lo ngại Thông tư 20 thực tế chỉ tác động trực tiếp giống như một quyết định "khai tử" đối với thị trường ôtô nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp thương mại vì việc để có được các loại giấy tờ theo quy định tại Thông tư này là bất khả thi đối với họ.
Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, các doanh nghiệp này cho biết thông tin trên làm cho hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cảm thấy sốc và hoang mang.
Các doanh nghiệp này cho biết, kinh doanh ô tô nhập khẩu là lĩnh vực đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn, tùy quy mô và đặc thù doanh nghiệp khác nhau thì lượng vốn cần thiết là khác nhau nhưng có thể lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng/ doanh nghiệp. Để bảo toàn và phát triển số vốn lớn như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch kinh doanh dài hạn: thuê mặt bằng làm showroom bán hàng, làm văn phòng, kho bãi để xe; đầu tư cho nhân lực, tài sản cố định, trang thiết bị; ký hợp đồng cung cấp dài hạn với đối tác nước ngoài...
Các doanh nghiệp nhập khẩu nhóm họp |
Đồng thời, để đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp thương mại thường nhập khẩu nhiều model xe của nhiều hãng khác nhau như Kia, Hyundai, Daewoo, Toyota, Nissan, Mazda... từ các Công ty thương mại tại nước ngoài, vì thế các doanh nghiệp này không thể có được Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng dù chỉ của một hãng chứ chưa nói tới nhiều hãng.
Ngoài ra để có được Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp theo lộ trình của Thông tư 20 thì doanh nghiệp chỉ có 45 ngày để chuẩn bị cho việc tìm hiểu và xin bổ sung các giấy phép liên quan, phải tìm kiếm và thuê thêm nhà xưởng, phải đặt hàng mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và vận chuyển bằng tầu biển về Việt Nam, phải tuyển dụng mới và đào tạo nhân công...
"Các giấy tờ phải bổ sung theo quy định tại Thông tư 20 thực sự là một việc thách đố doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc hơn 2.000 doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đóng cửa, giải thể hoặc phá sản; hàng chục nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp này sẽ phải thất nghiệp, tạo nên gánh nặng lớn cho xã hội. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại của doanh nghiệp?" - đơn kiến nghị của các doanh nghiệp này viết.
và ký tên, đóng dấu vào đơn kiến nghị |
Đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu cũng băn khoăn về mục tiêu của Thông tư và đặt câu hỏi "ai sẽ được hưởng lợi khi thông tư này có hiệu lực? Mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội có thực hiện được? Quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ có được đảm bảo như mong đợi?".
Cụ thể, Thông tư 20 của Bộ Công Thương đưa ra lý do "Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài một số ít ỏi các Nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu như Audi, BMW... thì thị trường ô tô nhập khẩu sẽ rơi vào tay các Công ty liên doanh thuộc VAMA. Sau thời gian dài hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ cho hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam tiếp tục được hưởng "miếng bánh ngon" từ thị trường ô tô nhập khẩu. Điều này dẫn tới nhiều nguy cơ để ô tô nhập khẩu có thể bị làm giá, tăng giá: do khan hiếm hàng ; do độc quyền ... và thiệt thòi sẽ đổ lên vai người tiêu dùng chứ không phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như mục tiêu của Thông tư 20.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cho rằng việc chỉ áp dụng quy định với xe chưa sử dụng dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu dường như không công bằng với các loại xe khác, đồng thời sẽ khuyến khích nhập khẩu xe cũ - trái với chủ trương của Chính phủ.
Được biết, đến cuối ngày hôm qua, đại diện của hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu đã ký tên, đóng dấu vào đơn kiến nghị. Dự kiến đơn này sẽ được chuyển cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước ký đóng dấu trước khi gửi lên lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Theo: Vnmedia
Các tin khác ::.
Toyota Prado phát nổ lúc mờ sáng (05/24)
BMW X3 về Việt Nam trong tháng 6 (05/24)
Sắp có Innova thế hệ mới (05/23)