Chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý đường thủy
2011-0528
Sau khi xảy ra vụ tai nạn chìm tàu nhà hàng Dìn Ký hôm 20-5 làm 16 thiệt mạng, các nhà chức trách cho rằng cần phải phân định rõ ràng vấn đề quản lý các tuyến thủy nội địa. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cần sửa đổi luật đường thủy cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Ông Ngô Đặng Quá Hải, Phó phòng quản lý giao thông đường thủy, Sở Giao thông vận tải TPHCM, cho biết hiện nay Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ quản lý luồng, hành lang bảo vệ luồng tàu chạy và các cảng, bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động.
Sở Giao thông vận tải TPHCM chỉ quản lý một số đoạn hoặc nhánh nhỏ của tuyến đường thủy quốc gia, còn phần mặt nước ven bờ (từ hành lang bảo vệ luồng chạy tàu đến mép bờ sông, kênh rạch) thì chưa quy định cho đơn vị nào quản lý.
Vào tháng 8-2010, UBND TPHCM đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải phân cấp lại các tuyến cho rõ ràng theo hướng các tuyến đường thủy trong nội đô, nội thị TPHCM thì giao cho thành phố quản lý. Như vậy, việc quản sẽ không bị chồng chéo, ông Hải cho biết.
Còn ông Dương Hữu Nhật, Phó giám đốc Đoạn Quản lý đường sông số 10, cho biết đã đến lúc cần sửa đổi luật đường thủy nội địa để phù hợp với hiện tại. Trong đó, phải quy định rõ ràng hơn các tiêu chuẩn giữa tàu chở khách bình thường và tàu chở khách du lịch. Tránh trường hợp khi xảy ra sự cố không đơn vị nào nhận trách nhiệm.
Sau khi xảy ra vụ tai nạn chìm tàu nhà hàng Dìn Ký, trả lời báo chí, ông Cao Kim Phụng, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa khu vực phía Nam cũng thừa nhận rằng đang có sự chồng chéo giữa các đơn vị không chỉ ngành giao thông mà cả với các ngành khác.
Ông cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với các bộ, ngành để nghiên cứu việc phân cấp và quản lý đường thủy giữa trung ương và địa phương.
Hiện nay, TPHCM có gần 1.000 km sông, kênh, rạch. Trong đó, có 16 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 252 km do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý và 87 tuyến đường thủy nội địa địa phương với chiều dài hơn 574 km do Sở Giao thông vận tải TPHCM quản lý.
Ông Ngô Đặng Quá Hải, Phó phòng quản lý giao thông đường thủy, Sở Giao thông vận tải TPHCM, cho biết hiện nay Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ quản lý luồng, hành lang bảo vệ luồng tàu chạy và các cảng, bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động.
Sở Giao thông vận tải TPHCM chỉ quản lý một số đoạn hoặc nhánh nhỏ của tuyến đường thủy quốc gia, còn phần mặt nước ven bờ (từ hành lang bảo vệ luồng chạy tàu đến mép bờ sông, kênh rạch) thì chưa quy định cho đơn vị nào quản lý.
Hiện nay, trên một tuyến sông mỗi đơn vị quản lý một đoạn nên dẫn đến sự chồng chéo - Ảnh: Anh Quân |
Còn ông Dương Hữu Nhật, Phó giám đốc Đoạn Quản lý đường sông số 10, cho biết đã đến lúc cần sửa đổi luật đường thủy nội địa để phù hợp với hiện tại. Trong đó, phải quy định rõ ràng hơn các tiêu chuẩn giữa tàu chở khách bình thường và tàu chở khách du lịch. Tránh trường hợp khi xảy ra sự cố không đơn vị nào nhận trách nhiệm.
Sau khi xảy ra vụ tai nạn chìm tàu nhà hàng Dìn Ký, trả lời báo chí, ông Cao Kim Phụng, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa khu vực phía Nam cũng thừa nhận rằng đang có sự chồng chéo giữa các đơn vị không chỉ ngành giao thông mà cả với các ngành khác.
Ông cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với các bộ, ngành để nghiên cứu việc phân cấp và quản lý đường thủy giữa trung ương và địa phương.
Hiện nay, TPHCM có gần 1.000 km sông, kênh, rạch. Trong đó, có 16 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 252 km do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý và 87 tuyến đường thủy nội địa địa phương với chiều dài hơn 574 km do Sở Giao thông vận tải TPHCM quản lý.
Theo: Anh Quân (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Các tin khác ::.