“5 năm nữa, ô tô sẽ chỉ để đắp chiếu“
Nếu giàu, xin mời...
Thưa ông, "động cơ" nào khiến VAFI đưa ra đề xuất thu phí quyền mua ô tô, xe máy?
Nguyên nhân xuất phát từ chính thực trạng giao thông của ta đã hết sức báo động. Việc đối phó với tình trạng giao thông quá tải từ trước tới nay rất chậm, chỉ là vá víu. Thứ nữa là thuế ô tô, xe máy có tăng nhưng chưa thấm vào đâu so với thu nhập của người dân. Bây giờ Nhà nước có muốn tăng nữa cũng không được vì theo quy định khung của WTO rồi, có chăng chỉ tăng phí quyền mua ô tô, xe máy hoặc là phí đỗ xe thôi.
Liệu VAFI có "ngây thơ" khi cho rằng, phí này sẽ khiến người dân có ý thức tiết kiệm ngoại tệ? Vì để mua được thứ hàng xa xỉ đó thì chỉ người giàu mới có khả năng, mà bộ phận này lại đang tăng lên?
Không. Chúng tôi có cơ sở để tin điều đó, bởi các nước phát triển hơn ta cũng áp dụng phí này rồi và rất có hiệu quả. Nếu anh giàu thì xin mời cứ việc mua, chỉ có điều anh phải đóng phí cao lên thôi. Mà phí cao thì không phải ai cũng chịu được, chúng ta lại càng dễ dàng phân loại và kiểm soát được điều này.
"5 năm nữa, dù bạn có đủ tiền mua ô tô thì cũng chỉ biết để đấy đắp chiếu". Ảnh minh họa: IE |
Vậy còn với những người có nhu cầu mua ô tô thật sự, có vẻ các ông đang làm cho ước muốn chính đáng của họ càng trở nên xa vời?
Việc người dân có xe máy thì lại muốn đi xe xịn, có xe xịn rồi lại muốn có ô tô là điều hoàn toàn bình thường. Chúng tôi tôn trọng điều đó. Và thực tế thì chúng tôi có cấm đâu? Họ vẫn có quyền theo Luật Dân sự và Luật Thương mại mà. Thế nhưng, nếu không làm biện pháp này thì 5 năm nữa, dù bạn có đủ tiền mua ô tô thì cũng chỉ biết để đấy đắp chiếu.
Mới chỉ là đề xuất thôi!
Có phải ông đang quá bi quan?
Nếu cứ buông lỏng như hiện nay thì điều đó là chắc chắn. Cứ nhìn vào thực tế ở Hà Nội, TP.HCM sẽ biết, tắc đường triền miên, có những tuyến "tắc kinh niên". Do đó, cần phải có những biện pháp thông minh.
Không nên coi đây là một "chìa khóa vàng", mà nó cần phải kết hợp với những giải pháp đồng bộ khác nữa. Cũng cần phải có thời gian để trả lời câu hỏi này.
Tôi cũng đồng ý rằng nó có thông minh hay không thì phải đợi thời gian kiểm chứng. Thế nhưng, các ông có lường trước được rằng, rất có thể đề xuất này sẽ tạo ra làn sóng người dân đổ xô đi mua xe trước khi tăng phí?
Khả năng này chưa thể xảy ra, vì chúng tôi mới chỉ đưa ra đề xuất. Mà đề xuất thì có thể được phê chuẩn hoặc không, cái đó lại còn phải đợi.
Hãy cứ chấp nhận những giải pháp chắp vá
Giao thông của ta đã tồi tệ lắm rồi. Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trăm trong số ấy là khả thi? Nếu chúng tôi không đưa ra đề xuất này thì sẽ chẳng ai nói. Tất nhiên, đề xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người kinh doanh xe máy, ô tô nhưng nếu không làm thế thì đến bao giờ chúng ta mới giải quyết được vấn nạn ùn tắc giao thông đang ngày càng tăng? Chúng tôi đề xuất đưa ra phí này cũng là học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để chúng ta có thể khống chế số lượng ô tô, xe máy cũng như hạn chế nhập khẩu các dòng xe xa xỉ. Bởi thực tế, việc nhập khẩu ô tô, xe máy hàng tỷ đô la mỗi năm, mà năm sau thường cao hơn năm trước. Chính phủ chủ trương tiết kiệm ngoại tệ, nhưng nếu kêu gọi người dân thực hiện thì sẽ khó, do vậy cần đưa ra biện pháp hành chính này để người dân có ý thức tiết kiệm ngoại tệ hơn. Ông Nguyễn Hoàng Hải |
Đó là khuyến khích phát triển giao thông công cộng (GTCC). Nhà nước có thể tạo điều kiện để xóa bỏ hết các loại thuế nhằm thu hút tư nhân đầu tư vào GTCC. Khi đó, chắc chắn chất lượng GTCC sẽ tăng lên, giá cước xe bus, taxi rẻ, chất lượng dịch vụ được cải thiện, người ta có thể đi vào bất cứ lúc nào thì sẽ chẳng có lý do gì để họ không lựa chọn loại hình giao thông này. Nhờ vậy mà phương tiện cá nhân sẽ giảm là điều chắc chắn. Nhưng bên cạnh đó, TPHCM và Hà Nội cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống đường tàu điện để đến năm 2020 hoàn thành hệ thống một cách cơ bản.
Giả dụ, chúng ta có chính sách ưu đãi như ông nói thì liệu điều đó đã đủ để có thể phát triển GTCC?
Thực ra, chúng ta đã quá chậm để phát triển GTCC. Đáng lẽ từ mấy chục năm trước, Nhà nước phải quan tâm phát triển loại hình vận tải này, đồng thời hướng tới việc hạn chế số xe máy, ô tô lưu thông rồi. Mình không làm từ đầu nên bây giờ nó mới bung ra, muốn làm thì đụng vào đâu cũng thấy thiếu, vì lấy tiền đâu ra?
Nếu giải pháp có, quyết tâm có, theo ông thì bao lâu nữa giao thông của chúng ta sẽ được cải thiện?
Nếu làm một cách thông minh, từ hoạch định chính sách đến việc thực thi thì tôi tin khoảng 10 năm nữa giao thông sẽ đỡ ùn tắc. Tất nhiên, đề xuất của chúng tôi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong đó.
Hoàn toàn khả thi
Vâng, tôi cũng muốn tin là như thế. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Ngày 31/5, VAFI gửi "Bản đề xuất ban hành Phí được quyền mua ô tô, xe máy" lên Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Theo bản đề xuất này, tạm thời sẽ chưa thu phí đối với xe máy có giá bình dân. Với các loại xe máy đắt tiền (giá trị gấp từ 3 lần trở lên so với xe bình dân) sẽ thu phí bằng từ 2 lần giá trị xe trở lên, xe đắt tiền gấp 5 lần xe bình dân thì phí thu bằng 4 lần giá trị xe… Riêng với ô tô sẽ áp dụng thu phí cho mọi đối tượng, trừ các loại xe bus, xe du lịch, xe tải, xe taxi phục vụ giao thông công cộng. Mức phí khởi đầu sẽ bằng 100% giá trị thị trường của xe bình dân và được nâng lên mức lũy tiến theo nguyên tắc phí thu sẽ vượt từ 3 - 10 lần giá trị thị trường của các dòng xe xa xỉ. |