“Thủ phạm” chính gây ách tắc giao thông tại Hà Nội
2011-0704
Tắc đường là chuyện cơm bữa ở Hà Nội. Nhưng, nguyên nhân gây ra tắc đường là vì đâu? Xe máy hay ô tô là thủ phạm và giải pháp để khắc phục vấn đề này ra sao?
Tắc đường tại xe máy hay ô tô? Câu hỏi cho vấn đề nóng bỏng tại Hà
Nội là tắc đường đang được nhiều chuyên gia mang ra bàn cãi thời gian
này. Trả lời báo chí, TS Khuất Việt Hùng Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản
lý GTVT, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh cho rằng ô tô
là nguyên nhân.
Theo ông Hùng, xe hơi là loại phương tiện có mức độ chiếm dụng lòng
đường và bãi đỗ xe lớn hơn nhiều so với các phương tiện vận tải hành
khách khác (xe buýt, xe điện, xe điện ngầm). Trong khi hầu hết các đô
thị lớn đều gặp khó khăn trong việc xây dựng mới, mở rộng, duy tu và đảm
bảo trật tự giao thông các tuyến đường bộ. Vì vậy, trong giờ cao điểm,
hay thậm chí trong toàn bộ thời gian ban ngày, nhiều đô thị gặp phải
trạng thái ùn tắc giao thông do tổng lượng cầu vượt quá năng lực cung
diện tích lòng đường và bãi đỗ. Khi đó, nếu ta quyết định mở rộng lòng
đường thì cần thêm 3-4 năm là tối thiểu, đầu tư xe điện ngầm cần 10 năm,
mua thêm xe buýt mất khoảng 1 năm và không có chỗ cho xe buýt chạy.
Việc tắc đường ở Hà Nội chắc chắn không chỉ vì xe máy hay ô tô
Ông Hùng cho rằng, để chống ùn tắc giao thông chúng ta nên bắt đầu
từ xe ô tô. Hiện 10% dòng giao thông đô thị là ôtô nhưng ôtô chiếm tới
55% diện tích mặt đường. Nếu một nửa chủ sử dụng ôtô chuyển sang đi xe
máy trong những ngày cấm thì các tuyến đường thông thoáng hơn nhiều!
Vấn đề là, theo thống kê đến cuối năm 2010, cả nước có 1,6 triệu
ôtô các loại, bình quân 18,7 xe/1000 dân. Như vậy, 1000 dân chúng mới có
gần 19 chiếc xe ôtô. Nhưng, trong số này không phải hoàn toàn là xe cá
nhân, mà còn gồm các loại xe công cộng khác như taxi, xe buýt.
Trong khi đó, chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có đến 3,6 triệu xe máy.
Đành rằng theo phân tích, ô tô chiếm chỗ nhiều hơn xe máy khi dừng, đỗ.
Nhưng, có một bài toán khác mà ít người để ý là sự “tốn kém” đang dành
cho xe máy.
Hiện nay, trong một gia đình ít nhất đều có từ 2 đến 3 chiếc xe
máy. Đồng nghĩa với nó là 2 đến 3 chỗ dành để đỗ xe tại nơi làm việc,
điểm vui chơi và phần đường lưu thông trên đường. Xe máy tối đa chỉ chở
được hai người, còn ô tô thì ngược lại. Nói là xe ô tô tốn chỗ những lại
có nhiều người cùng lúc được tận dụng loại phương tiện này…
Mặt khác, nếu cho rằng một nửa số người đi ô tô chuyển sang đi xe
máy thì sẽ làm giảm đi đáng kể việc ùn tắc giao thông hàng ngày thì xem
ra vẫn đầy kiên cưỡng. Bởi số người dân sử dụng ô tô làm phương tiện cá
nhân không hề lớn. Số người sử dụng xe buýt, xe taxi và cán bộ công chức
sử dụng xe công mới chiếm số lượng lớn.
Theo thống kê, tính đến hết năm 2010 cả nước có 1,6 triệu ô tô các loại.
Tính trung bình 18,7 xe/1000 dân. Nhưng riêng Hà Nội đã có đến 3,6 triệu xe máy.
Bên cạnh đó, nguyên nhân cốt lõi của việc tắc đường không phải vì
xe máy hay ô tô. Theo KTS Trần Huy Ánh, những KTS cũng có trách nhiệm
rất lớn trong việc tắc đường.
“Các KTS vẽ rất nhiều đồ án quy hoạch đô thị hay kiến trúc công
trình nhưng phần lớn họ không đủ cản đảm để trình bày là nên dành những
không gian nhất định cho giao thông. Ngay cả lúc này, khi nội thành chật
cứng người và xe, các KTS vẽ ra các công trình, các KTS quản lý kiến
trúc quy hoạch thành phố vẫn buông tay vẽ ra và ký duyệt 100% nhà cao
tầng mới, xây trên toàn bộ đất trung tâm”, KTS Ánh nói.
Như vậy, vấn đề cốt tử ở đây là vai trò quản lý nhà nước đã không
được phát huy. Nhà quản lý chưa có tầm nhìn theo cả lộ trình phát triển
đô thị, chưa tính toán được lưu lượng giao thông ở nội đô để có đề xuất
làm đường một cách đồng bộ. Điều này được chính những người dân bình
thường nhìn nhận chứ không chỉ những người làm, nghiên cứu trong lĩnh
vực giao thông.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP
sách Thái Hà, ùn tắc giao thông Hà Nội hiện nay được coi là 1 "đặc sản".
Đặc sản này ngày xưa chúng ta chỉ có thể được "thưởng thức" vào giờ cao
điểm còn hiện nay thì ..vào bất cứ giờ nào, từ sáng sớm đến nửa đêm.
Theo ông Hùng, việc tắc đường có hai nguyên nhân chính. Đó là lượng
xe tăng lên quá mạnh và quy hoạch giao thông chưa có tầm nhìn và chưa
hợp lý.
Vậy giải pháp đối với vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Cá nhân tôi đề xuất một số biện pháp
như sau: Phân rõ làn cho xe hơi. Xe hơi chỉ được đi vào làn xe hơi.
(việc này tại TP HCM đã làm và kết quả khá tốt). Tránh tình trạng như
bây giờ: xe máy phải đi lên vỉa hè vì xe hơi chiếm hết mặt phố.
Khống chế số lượng xe ô tô tại Hà Nội (như Singapore đã làm); Thu
phí cao cho xe hơi vào khu vực trung tâm. Có một số tuyến phố cấm xe
máy, xe hơi vào giờ cao điểm. Tăng cường xe buýt và các phương tiện công
cộng để giảm bớt xe hơi và xe máy. Áp dụng xe hơi biển chẵn đi ngày
chẵn, biển lẻ đia ngày lẻ.
Hiện,
rất nhiều người dân đang sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt. Nếu
theo ý kiến của chuyên gia, những người đi ô tô hay đổi phương tiện bằng
đi xe máy. Hà Nội liệu có tắc trầm trọng hơn!
Nhưng quan trọng hơn cả là tuyên truyền để người dân có ý thức
trong giao thông công cộng. Đồng thời xử phạt nghiêm minh những ai cố
tình vi phạm. Trong khi ý thức chưa cao việc xử phạt nghiêm là rất quan
trọng. Chỉ khi bị đánh vào túi tiền, người dân sẽ dần dần thay đổi ý
thức và "buộc" phải chấp hành!
Liệu xây một loạt các tuyến đường trên cao có giúp cải thiện tình hình ùn tắc giao thông hay không, thưa ông?
- Tôi nhất trí. Đường trên cao nhiều quốc gia đã áp dụng và rất
thành công. Đường trên cao và đường dưới đất (tàu điện ngầm) là rất tốt,
vừa thuận lợi, vừa đúng giờ. Tuy nhiên chúng ta phải cân nhắc về đầu
tư. Nếu có tiền làm tàu metro (tàu điện ngầm) hay đường cho xe chạy trên
cao thì chắc chắn sẽ giúp giải quyết bài toán giao thông của các đô thi
lớn.
Tuy nhiên cần có bài toán quy hoạch gia thông HN (và cả TP HCM) đến
2020 và xa hơn nữa 2050. Nếu không chúng ta đã nghèo lại cứ xây và đập
phá thì quá lãng phí.
Theo: Autovina
Các tin khác ::.
Đại gia đi xe biển số ngoại giao (06/28)