Tính thuế nhập linh kiện ôtô - rối như bòng bong
2011-0809
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược đang là tình trạng giữa các
bộ trong văn bản tính thuế nhập linh kiện ô tô với các doanh nghiệp lắp
ráp ô tô tại Việt Nam.
Tưởng như đã thống nhất...
Đầu tháng 4/2011, căn cứ Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ Khoa học Công nghệ về mức độ rời rạc của linh kiện phụ tùng ôtô nhập khẩu, cơ quan Hải quan địa phương Hải Dương, Bắc Giang đã ra các quyết định ấn định thuế đối với các doanh nghiệp ôtô như Ford VN, Vinamotor...với số thuế truy thu hàng chục tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, danh sách các doanh nghiệp liên quan gồm cả Toyota VN, Vidamco, Honda VN..., với mức chênh lệch thuế nếu phải thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính sau đó đã cho phép thông quan các lô hàng nhập khẩu và treo khoản chênh lệch thuế bởi theo Bộ này, về bản chất, chỉ có các cụm linh kiện không theo quy định của Quyết định 05 là ống xả, gương chiếu hậu, kính trượt..., chủ yếu do sự tiến bộ của công nghệ ôtô chứ không phải chủ ý khai báo của doanh nghiệp. Chính vì thế, theo đúng quy định phải truy thu toàn bộ thuế bằng thuế nhập khẩu nguyên chiếc 83%, nhưng thực tế số linh kiện này chỉ chiếm 1-2% giá trị xe mà thu thuế cả xe như quy định là bất hợp lý.
Để giải quyết dứt điểm vướng mắc này, ngày 5/7/2011, đại diện 4 Bộ liên quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải đã họp và thống nhất lập Tổ liên ngành để xử lý từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên mọi hoạt động cụ thể của Tổ liên ngành cũng như thời điểm hiệu lực của văn bản vẫn chưa được đề cập đến trong cuộc họp.
Họp chung, ý kiến văn bản riêng
Quan điểm chung về lập Tổ liên ngành là vậy nhưng văn bản đưa ra lại thể hiện ý riêng. Cụ thể, ngày 12/7, Bộ KHCN ra Thông báo số 1617/TB-BKHCN kết luận của Bộ trưởng Bộ KHCN trong đó khẳng định các Bộ đã thống nhất thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện 4 Bộ trên để giải quyết theo 2 hướng:
Đối với các lô hàng linh kiện ôtô nhập khẩu trước ngày 5/7/2011 (thời điểm diễn ra cuộc họp liên bộ - PV), nếu có một hoặc một số linh kiện không đáp ứng được mức độ rời rạc theo Quyết định số 05, Tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra, xác nhận mức độ rời rạc của các linh kiện ôtô nhập khẩu. Kết luận của Tổ công tác liên ngành về mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu là căn cứ để Bộ Tài chính tính thuế nhập khẩu với lô hàng đó.
Đối với các lô hàng linh kiện ôtô nhập khẩu sau ngày 5/7/2011, việc tính thuế sẽ theo Thông tư 184 và Quyết định số 05 cho đến khi có văn bản mới thay thế. Trường hợp đặc biệt cần xác định mức độ rời rạc của bộ linh kiện, Bộ Tài chính đề nghị Tổ công tác liên ngành kiểm tra, xác nhận.
Đặc biệt hơn, cũng trong ngày 12/7, Bộ KHCN đã ra văn bản số 1625/BKHCN-TĐC báo cáo Thủ tướng Chính phủ với phần trình bày nguyên nhân của rắc rối thuế nhập khẩu linh kiện là do Thông tư 184 của Bộ Tài chính, đúng như ý kiến của đại diện Bộ KHCN trong phần ở đầu cuộc họp liên Bộ ngày 5/7. Hướng giải quyết vụ việc cũng được Bộ KHCN nhắc lại như trong Thông báo kết luận 1617.
Về phần mình, ngày 13/7, Bộ Tài chính ra công văn 9202/BTC-CST góp ý dự thảo kết luận của Bộ trưởng Bộ KHCN tại cuộc họp liên ngành ngày 5/7, trong đó không thống nhất việc lấy ngày 5/7 làm mốc tính thuế nhập khẩu linh kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày 14/7 Bộ Tài chính mới nhận được 2 văn bản trên của Bộ KHCN nên ngày 19/7, Bộ Tài chính tiếp tục có Công văn (số 9381/BTC-CST) khẳng định Thông báo 1617 chưa tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn 9202 và đề nghị Bộ KHCN cân nhắc các ý kiến tham gia của Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết.
Dù ra văn bản như vậy, nhưng biết Bộ KHCN đã báo cáo Thủ tướng theo ý riêng nên Bộ Tài chính cũng lặng lẽ làm một báo cáo riêng cho mình và gửi lên Thủ tướng vào ngày 2/8 vừa qua. Tại văn bản này, Bộ Tài chính khẳng định rắc rối phát sinh không phải từ Thông tư 184 mà do doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc đầu tư để đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05.
Bộ Tài chính cũng không thống nhất với phương án lấy mốc ngày 5/7 của Bộ KHCN vì sẽ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp nhập khẩu và cơ quan hải quan. Bộ này đề nghị việc xác định của Tổ liên ngành cần thống nhất với quy định nhập khẩu linh kiện ôtô trước khi Quyết định 05 hoặc Thông tư 184 thay đổi; việc xác định linh kiện không đảm bảo mức độ rời rạc được tính thuế theo từng linh kiện phải đảm bảo quy định về tỷ lệ nội địa hoá và tổng giá trị linh kiện tính theo dạng này không vượt quá 10% tổng linh kiện dùng lắp ráp ôtô hoàn chỉnh, đồng thời không bao gồm khung gầm, thân xe, thùng xe, cabin.
Trước hai báo cáo không thống nhất về một vấn đề đã được họp bàn, ngày 3/8, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5328 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, chủ động phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương, thống nhất việc xử lý về thuế nhập khẩu linh kiện ôtô cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Xem ra, đây cũng là kinh nghiệm quý cho nhiều cơ quan quản lý trong việc ra các văn bản pháp luật...
Đầu tháng 4/2011, căn cứ Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ Khoa học Công nghệ về mức độ rời rạc của linh kiện phụ tùng ôtô nhập khẩu, cơ quan Hải quan địa phương Hải Dương, Bắc Giang đã ra các quyết định ấn định thuế đối với các doanh nghiệp ôtô như Ford VN, Vinamotor...với số thuế truy thu hàng chục tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, danh sách các doanh nghiệp liên quan gồm cả Toyota VN, Vidamco, Honda VN..., với mức chênh lệch thuế nếu phải thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính sau đó đã cho phép thông quan các lô hàng nhập khẩu và treo khoản chênh lệch thuế bởi theo Bộ này, về bản chất, chỉ có các cụm linh kiện không theo quy định của Quyết định 05 là ống xả, gương chiếu hậu, kính trượt..., chủ yếu do sự tiến bộ của công nghệ ôtô chứ không phải chủ ý khai báo của doanh nghiệp. Chính vì thế, theo đúng quy định phải truy thu toàn bộ thuế bằng thuế nhập khẩu nguyên chiếc 83%, nhưng thực tế số linh kiện này chỉ chiếm 1-2% giá trị xe mà thu thuế cả xe như quy định là bất hợp lý.
Để giải quyết dứt điểm vướng mắc này, ngày 5/7/2011, đại diện 4 Bộ liên quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải đã họp và thống nhất lập Tổ liên ngành để xử lý từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên mọi hoạt động cụ thể của Tổ liên ngành cũng như thời điểm hiệu lực của văn bản vẫn chưa được đề cập đến trong cuộc họp.
Họp chung, ý kiến văn bản riêng
Quan điểm chung về lập Tổ liên ngành là vậy nhưng văn bản đưa ra lại thể hiện ý riêng. Cụ thể, ngày 12/7, Bộ KHCN ra Thông báo số 1617/TB-BKHCN kết luận của Bộ trưởng Bộ KHCN trong đó khẳng định các Bộ đã thống nhất thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện 4 Bộ trên để giải quyết theo 2 hướng:
Đối với các lô hàng linh kiện ôtô nhập khẩu trước ngày 5/7/2011 (thời điểm diễn ra cuộc họp liên bộ - PV), nếu có một hoặc một số linh kiện không đáp ứng được mức độ rời rạc theo Quyết định số 05, Tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra, xác nhận mức độ rời rạc của các linh kiện ôtô nhập khẩu. Kết luận của Tổ công tác liên ngành về mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu là căn cứ để Bộ Tài chính tính thuế nhập khẩu với lô hàng đó.
Đối với các lô hàng linh kiện ôtô nhập khẩu sau ngày 5/7/2011, việc tính thuế sẽ theo Thông tư 184 và Quyết định số 05 cho đến khi có văn bản mới thay thế. Trường hợp đặc biệt cần xác định mức độ rời rạc của bộ linh kiện, Bộ Tài chính đề nghị Tổ công tác liên ngành kiểm tra, xác nhận.
Đặc biệt hơn, cũng trong ngày 12/7, Bộ KHCN đã ra văn bản số 1625/BKHCN-TĐC báo cáo Thủ tướng Chính phủ với phần trình bày nguyên nhân của rắc rối thuế nhập khẩu linh kiện là do Thông tư 184 của Bộ Tài chính, đúng như ý kiến của đại diện Bộ KHCN trong phần ở đầu cuộc họp liên Bộ ngày 5/7. Hướng giải quyết vụ việc cũng được Bộ KHCN nhắc lại như trong Thông báo kết luận 1617.
Về phần mình, ngày 13/7, Bộ Tài chính ra công văn 9202/BTC-CST góp ý dự thảo kết luận của Bộ trưởng Bộ KHCN tại cuộc họp liên ngành ngày 5/7, trong đó không thống nhất việc lấy ngày 5/7 làm mốc tính thuế nhập khẩu linh kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày 14/7 Bộ Tài chính mới nhận được 2 văn bản trên của Bộ KHCN nên ngày 19/7, Bộ Tài chính tiếp tục có Công văn (số 9381/BTC-CST) khẳng định Thông báo 1617 chưa tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn 9202 và đề nghị Bộ KHCN cân nhắc các ý kiến tham gia của Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết.
Dù ra văn bản như vậy, nhưng biết Bộ KHCN đã báo cáo Thủ tướng theo ý riêng nên Bộ Tài chính cũng lặng lẽ làm một báo cáo riêng cho mình và gửi lên Thủ tướng vào ngày 2/8 vừa qua. Tại văn bản này, Bộ Tài chính khẳng định rắc rối phát sinh không phải từ Thông tư 184 mà do doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc đầu tư để đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05.
Bộ Tài chính cũng không thống nhất với phương án lấy mốc ngày 5/7 của Bộ KHCN vì sẽ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp nhập khẩu và cơ quan hải quan. Bộ này đề nghị việc xác định của Tổ liên ngành cần thống nhất với quy định nhập khẩu linh kiện ôtô trước khi Quyết định 05 hoặc Thông tư 184 thay đổi; việc xác định linh kiện không đảm bảo mức độ rời rạc được tính thuế theo từng linh kiện phải đảm bảo quy định về tỷ lệ nội địa hoá và tổng giá trị linh kiện tính theo dạng này không vượt quá 10% tổng linh kiện dùng lắp ráp ôtô hoàn chỉnh, đồng thời không bao gồm khung gầm, thân xe, thùng xe, cabin.
Trước hai báo cáo không thống nhất về một vấn đề đã được họp bàn, ngày 3/8, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5328 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, chủ động phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương, thống nhất việc xử lý về thuế nhập khẩu linh kiện ôtô cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Xem ra, đây cũng là kinh nghiệm quý cho nhiều cơ quan quản lý trong việc ra các văn bản pháp luật...
Theo: Autopro
Các tin khác ::.
Jeep ra mắtt Wrangler 2012 (08/08)