Solar Sail - “cánh buồm Mặt Trời“ của NASA
2011-1003
Nếu như hồi tháng 5 năm ngoái, Nhật Bản đã phóng thành công một vệ tinh hình cánh diều với tên gọi Ikaros và hôm nay, NASA cũng lên kế hoạch thực hiện một điều tương tự với "cánh buồm mặt trời" Solar Sail. Đây là 1 trong 3 vật thể có khả năng di chuyển, được đưa vào thí nghiệm trong khuôn khổ chiến dịch Technology Demonstration Missions của NASA.
Theo đó, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ sẽ "gởi đi các thông điệp ngoài không gian, định hướng trong không gian sâu và thử nghiệm khả năng đẩy của vệ tinh."Cánh buồm Solar Sail của NASA có tiết diện lên đến 1,444 m vuông. Về chức năng thì, cánh buồm có thể được dùng để thu thập các mảnh vỡ trên quỹ đạo tồn tại trong nhiều năm qua. Ngoài ra, cánh buồm cũng được đính kèm vào phần phụ tải của vệ tinh và có thể bung ra ở giai đoạn cuối của cuộc hành trình để hoạt động độc lập.
Một công dụng khác của cánh buồm là giữ cân bằng cho các vệ tinh nằm ở vị trí không ổn định. Ví dụ, nó cho phép vệ tinh theo dõi Mặt Trời GeoStorm di chuyển đến một vị trí cách xa Trái Đất gấp 3 lần so với vị trí hiện tại. Lực đẩy của các chùm tia từ Mặt Trời đến cánh buồm sẽ giúp cân bằng lực hút của trường trọng lực từ Mặt Trời lên vệ tinh, qua đó giúp vệ tinh ổn định. Cuối cùng, nó có thể được dùng như một hệ thống đẩy dành cho các chuyến du hành xa hơn trong vũ trụ.
Theo nhiệm vụ chứng minh năng lực hoạt động của Solar Sail, các nhà nghiên cứu sẽ trình diễn khả năng kiểm soát trạng thái của cánh buồm, khả năng kiểm soát cân bằng bị động và độ chênh. Bên cạnh đó, Solar Sail cũng được thử nghiệm khả năng định hướng liên tục với độ chính xác cao. Hiện tại, dự án đang được lãnh đạo bởi công ty L'Garde Inc tại California, hợp tác cùng Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA) và NASA.
Nguồn: Gizmag, Tinh Tế
Các tin khác ::.
Siêu xe thi tăng tốc (09/28)