GM thu lợi nhuận “khủng“ sau 5 năm nộp đơn bảo lãnh phá sản
2014-0531
Nhân dịp tròn 5 năm (6/2009-6/2014) nộp đơn xin bảo lãnh phá sản, ngày
30/5, tập đoàn chế tạo ôtô lớn nhất của Mỹ, General Motors (GM) ra thông
báo cho biết hãng đã gặt hái lớn trong 5 năm qua và hiện trở thành một
trong những doanh nghiệp làm ăn có lãi nhất nước Mỹ.
Theo thông báo của GM từ trụ sở ở thành phố Detroit, bang Michigan, trong 5 năm kể từ khi nhận gói bảo lãnh phá sản 49,5 tỷ USD từ chính phủ liên bang, hãng này đã thu về khoản lợi nhuận tổng cộng 22,6 tỷ USD.
Khoản lợi nhuận này cao hơn nhiều so với mức thiệt hại 10,6 tỷ USD trong thời gian cải tổ và điều chỉnh chiến lược hoạt động và kinh doanh, theo quy định trong gói cứu trợ.
Theo thông báo, ngay từ năm 2009 khi nhận gói cứu trợ, GM đã bắt đầu có lợi nhuận. Đến nay, sáu tháng sau khi chính phủ liên bang ngừng gói cứu trợ, GM đã trở thành một trong 40 công ty có lợi nhuận "khủng" của nước Mỹ, hơn cả những doanh nghiệp nổi tiếng làm ăn có lãi xưa nay như Verizon, American Express, Boeing hay 3M.
Theo thống kê, năm 2010, GM thu lợi nhuận 4,7 tỷ USD với sản lượng ôtô xuất xưởng trên toàn thế giới đạt 8,5 triệu chiếc. Năm 2011, GM giành lại vị thế quán quân về số lượng xe bán ra trên toàn thế giới đạt 9,025 triệu chiếc, chiếm 11,9% thị phần xe ôtô toàn cầu.
Doanh thu của GM năm ngoái đạt 155,4 tỷ USD, tăng 2% so với 152,3 tỷ USD của năm trước đó, thu về khoản lợi nhuận khổng lồ 8,6 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 7,2 tỷ USD năm 2012.
GM hiện có nhà máy, công xưởng tại 157 quốc gia với tổng đội ngũ nhân viên khoảng 212.000 người. Các nhãn hiệu xe nổi tiếng do GM chế tạo gồm Chevrolet, Buick, GMC và Cadillac...
Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 tới nay, GM liên tục phải phát lệnh triệu hồi gần 15 triệu chiếc xe bị các lỗi kỹ thuật, bị phạt hàng chục triệu USD do chậm báo lỗi.
Hãng ôtô hàng đầu này hiện còn đang bị điều tra về vụ triệu hồi xe đầu năm liên quan tới 2,6 triệu chiếc lỗi ở bộ phận đánh lửa, được cho là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn làm ít nhất 13 người thiệt mạng.
Riêng trong quý 1/2014, GM đã phải chi 1,3 tỷ USD để sửa chữa các lỗi kỹ thuật của hàng triệu chiếc xe gọi thu hồi và dự kiến có thể phải chi thêm 1,7 tỷ USD nữa./.
Theo thông báo của GM từ trụ sở ở thành phố Detroit, bang Michigan, trong 5 năm kể từ khi nhận gói bảo lãnh phá sản 49,5 tỷ USD từ chính phủ liên bang, hãng này đã thu về khoản lợi nhuận tổng cộng 22,6 tỷ USD.
Khoản lợi nhuận này cao hơn nhiều so với mức thiệt hại 10,6 tỷ USD trong thời gian cải tổ và điều chỉnh chiến lược hoạt động và kinh doanh, theo quy định trong gói cứu trợ.
Theo thông báo, ngay từ năm 2009 khi nhận gói cứu trợ, GM đã bắt đầu có lợi nhuận. Đến nay, sáu tháng sau khi chính phủ liên bang ngừng gói cứu trợ, GM đã trở thành một trong 40 công ty có lợi nhuận "khủng" của nước Mỹ, hơn cả những doanh nghiệp nổi tiếng làm ăn có lãi xưa nay như Verizon, American Express, Boeing hay 3M.
Theo thống kê, năm 2010, GM thu lợi nhuận 4,7 tỷ USD với sản lượng ôtô xuất xưởng trên toàn thế giới đạt 8,5 triệu chiếc. Năm 2011, GM giành lại vị thế quán quân về số lượng xe bán ra trên toàn thế giới đạt 9,025 triệu chiếc, chiếm 11,9% thị phần xe ôtô toàn cầu.
Doanh thu của GM năm ngoái đạt 155,4 tỷ USD, tăng 2% so với 152,3 tỷ USD của năm trước đó, thu về khoản lợi nhuận khổng lồ 8,6 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 7,2 tỷ USD năm 2012.
GM hiện có nhà máy, công xưởng tại 157 quốc gia với tổng đội ngũ nhân viên khoảng 212.000 người. Các nhãn hiệu xe nổi tiếng do GM chế tạo gồm Chevrolet, Buick, GMC và Cadillac...
Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 tới nay, GM liên tục phải phát lệnh triệu hồi gần 15 triệu chiếc xe bị các lỗi kỹ thuật, bị phạt hàng chục triệu USD do chậm báo lỗi.
Hãng ôtô hàng đầu này hiện còn đang bị điều tra về vụ triệu hồi xe đầu năm liên quan tới 2,6 triệu chiếc lỗi ở bộ phận đánh lửa, được cho là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn làm ít nhất 13 người thiệt mạng.
Riêng trong quý 1/2014, GM đã phải chi 1,3 tỷ USD để sửa chữa các lỗi kỹ thuật của hàng triệu chiếc xe gọi thu hồi và dự kiến có thể phải chi thêm 1,7 tỷ USD nữa./.
Nguồn: Vietnam+
Các tin khác ::.