EU lên kế hoạch phát triển thiết bị bay cá nhân tương lai
2011-0704
Một dự án của Liên minh châu Âu EU được biết đến với cái tên myCopter đã được cấp quỹ 4,7 triệu euro (6,2 triệu USD) để nghiên cứu về khả năng cho ra đời một thiết bị bay cá nhân (Personal Aerial Vehicles – PAVs) dành cho các thành phố đông đúc ở châu Âu. Thử thách mà dự án myCopter phải đối mặt đó là làm sao có thể tạo ra những thiết bị “xe bay” có thể rời khỏi mặt được và bay trong không trung.
Tiến sĩ Heinrich Bülthoff thuộc Viện Max Plank Institute for Biological Cybernetics ở Tübingen, Đức cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển những công nghệ có thể sử dụng để tạo ra một hệ thống vận chuyển cá nhân mới sử dụng công nghệ 3D, và tìm câu trả lời cho những câu hỏi quanh các vấn đề xung quanh mong đợi của người dùng tiềm năng, cộng đồng phản ứng và tác động thế nào đến một hệ thống như thế”.
Dự án myCopter cho chúng ta một cái nhìn về thế hệ những thiết bị bay cá nhân (PAVs) và hệ thống vận chuyển cá nhân (PATS) tương lai, bay ở tầm thấp với mục đích di chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc. Chỉ bay ở độ cao dưới 2000 feet (khoảng 610m), hệ thống giao thông mới hy vọng sẽ có thể vận hành mà không “đụng chạm” đến ngành hàng không hiện tại. Rõ ràng viễn cảnh mà dự án myCopter vẽ ra rất là hấp dẫn, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều “chướng ngại” phía trước như luật hàng không, an ninh và khu vực để cất cánh, hạ cánh, đậu đỗ.
An ninh là một vấn đề quan trọng đòi hỏi chúng tôi phải hết sức chú tâm để có thể hiện thực hóa dự án myCopter, nhưng chúng tôi có thể thấy trước được rằng công nghệ tự động hóa sẽ đóng vai trò to lớn trong toàn bộ hệ thống vận chuyển mới,” tiến sĩ Heinrich Bülthoff giải thích. “Sẽ có những vùng cấm bay mà PAVs không thể vào, hệ thống tự động tích hợp trên PAVs sẽ không cho phép nó tiến thẳng về những khu vực này”.
Một điểm thu hút nữa của dự án myCopter đó là khả năng giảm khí thải nhà kính bằng cách rút ngắn khoảng đường đi giữa 2 điểm. Chắc chắn khi đi bằng đường bộ sẽ luôn xa hơn khi đi theo đường chim bay với phương tiện có thể bay được. Một chiếc PAVs có thể bay ở khoảng cách ngắn (dưới 100km), chở được 1-2 hành khác, và có thể hoạt động hoàn toàn bằng điện. Các nhà nghiên cứu dự định sẽ sử dụng các thiết bị bay không người lái để minh chứng cho những công nghệ tự động đã phát triển, bao gồm khả năng tránh chướng ngại vật, lập hành trình bay và bay theo đường bay dựng sẵn.
Với tốc độ phát triển tại các đô thị như hiện nay, giao thông ngày càng trở nên đông đúc, myCopter thực sự là một dự án rất hấp dẫn. Nhưng rõ ràng không phải dễ dàng để có thể hiện thực hóa myCopter. Hy vọng là những nhà nghiên cứu trong dự án này sẽ vượt qua được tất cả các thử thách để giúp loài người có một giải pháp vận chuyển mới, hiệu quả và thoải mái hơn.
Tiến sĩ Heinrich Bülthoff thuộc Viện Max Plank Institute for Biological Cybernetics ở Tübingen, Đức cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển những công nghệ có thể sử dụng để tạo ra một hệ thống vận chuyển cá nhân mới sử dụng công nghệ 3D, và tìm câu trả lời cho những câu hỏi quanh các vấn đề xung quanh mong đợi của người dùng tiềm năng, cộng đồng phản ứng và tác động thế nào đến một hệ thống như thế”.
Dự án myCopter cho chúng ta một cái nhìn về thế hệ những thiết bị bay cá nhân (PAVs) và hệ thống vận chuyển cá nhân (PATS) tương lai, bay ở tầm thấp với mục đích di chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc. Chỉ bay ở độ cao dưới 2000 feet (khoảng 610m), hệ thống giao thông mới hy vọng sẽ có thể vận hành mà không “đụng chạm” đến ngành hàng không hiện tại. Rõ ràng viễn cảnh mà dự án myCopter vẽ ra rất là hấp dẫn, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều “chướng ngại” phía trước như luật hàng không, an ninh và khu vực để cất cánh, hạ cánh, đậu đỗ.
An ninh là một vấn đề quan trọng đòi hỏi chúng tôi phải hết sức chú tâm để có thể hiện thực hóa dự án myCopter, nhưng chúng tôi có thể thấy trước được rằng công nghệ tự động hóa sẽ đóng vai trò to lớn trong toàn bộ hệ thống vận chuyển mới,” tiến sĩ Heinrich Bülthoff giải thích. “Sẽ có những vùng cấm bay mà PAVs không thể vào, hệ thống tự động tích hợp trên PAVs sẽ không cho phép nó tiến thẳng về những khu vực này”.
Một điểm thu hút nữa của dự án myCopter đó là khả năng giảm khí thải nhà kính bằng cách rút ngắn khoảng đường đi giữa 2 điểm. Chắc chắn khi đi bằng đường bộ sẽ luôn xa hơn khi đi theo đường chim bay với phương tiện có thể bay được. Một chiếc PAVs có thể bay ở khoảng cách ngắn (dưới 100km), chở được 1-2 hành khác, và có thể hoạt động hoàn toàn bằng điện. Các nhà nghiên cứu dự định sẽ sử dụng các thiết bị bay không người lái để minh chứng cho những công nghệ tự động đã phát triển, bao gồm khả năng tránh chướng ngại vật, lập hành trình bay và bay theo đường bay dựng sẵn.
Với tốc độ phát triển tại các đô thị như hiện nay, giao thông ngày càng trở nên đông đúc, myCopter thực sự là một dự án rất hấp dẫn. Nhưng rõ ràng không phải dễ dàng để có thể hiện thực hóa myCopter. Hy vọng là những nhà nghiên cứu trong dự án này sẽ vượt qua được tất cả các thử thách để giúp loài người có một giải pháp vận chuyển mới, hiệu quả và thoải mái hơn.
Một ý tưởng khoang lái của PAVs.
Thiết bị bay mô phỏng myCopter CyberMotion.
Thiết bị mô phỏng CyberMotion cho thử nghiệm bay có con người bên trong.
Hình ảnh đồ họa viễn cảnh khi myCopter trở thành hiện thực.
Nguồn: Gizmag, Tinh Tế
![](/adv/image/ad_468x15_vn.gif)
Các tin khác ::.
Iveco giới thiệu xe tải mới (07/04)
BMW M5 làm xe...taxi (06/29)