Ford “mạnh tay” tấn công Châu Á
2011-0728
Bất chấp mọi tình trạng kinh tế ảm đạm
và những triển vọng không chắc chắn về doanh thu ô tô toàn cầu, công ty
Ford Motor vẫn tiếp tục chiến dịch mở rộng và đặt ra nhiều mục tiêu cao
cho tăng trưởng quốc tế, đặc biệt là tại Châu Á.
Chủ tịch quản trị của Ford, Alan R.Mulally, sẽ tiết lộ chiến lược nâng doanh thu toàn cầu của hãng từ 5,3 triệu xe lên 8 triệu xe/năm vào khoảng giữa thập kỉ này. Điều đó sẽ giúp nhà sản xuất này lên hàng đầu về sản xuất trên thế giới. Năm ngoái, Toyota, hãng xe số 1 thế giới về sản xuất toàn cầu, đã bán ra khoảng 8,42 triệu xe.
Tuy nhiên Ford sẽ chơi trò “đuổi bắt” ở Châu Á, các đối thủ trong khu vực này như Toyota, GM, và VW đều chiếm thị phần lớn hơn và có thương hiệu hơn.
“Ford đang cố bù đắp cho khoảng thời gian đã mất tại Châu Á”, theo Michael Robinet, giám đốc phụ trách dự báo toàn cầu tại công ty nghiên cứu IHS Automotive. “Họ phải nâng sản xuất lên nhiều nữa trong thập kỉ tới thì mới trở thành một đối thủ tầm cỡ được”.
Ông Mulally dự định sẽ chia sẻ mục tiêu tăng trưởng của Ford với các nhà đầu tư và phân tích tại một cuộc họp ở New York, thể hiện bước tiến mới trong công cuộc khôi phục của công ty ô tô lớn thứ hai Mỹ này.
“Rõ ràng chúng tôi đang chuyển mình qua chế độ tăng trưởng sau khi trải qua kì suy thoái khủng khiếp và sự sụp đổ của ngành công nghiệp này”, ông Mullaly trả lời trong một cuộc phỏng vấn. “Giờ đây chúng tôi đã xác định được vị trí của mình là phục vụ người tiêu dùng ở những nơi thị trường đang tăng trưởng”.
Sau khi phục hồi doanh nghiệp chính ở Bắc Mỹ và thông báo lợi nhuận tăng liên tiếp trong suốt 8 quý, Ford đang nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy ở Châu Á. Công ty này đã vượt qua mọi kì vọng về bước ngoặt tại thị trường trong nước, và hiện nay tài chính đã đủ mạnh cùng với dòng sản phẩm để cố gắng lặp lại thành công này ở những khu vực đang phát triển.
Ford mong muốn mở rộng doanh thu ở chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương - Châu Phi lên 1/3 doanh thu toàn cầu vào năm 2020, kể từ mức 15% tổng số xe bán ra gần đây.
Thử thách khó khăn nhất đối với Ford có lẽ là thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô khác ở nước này đều có đã thiết lập được thương hiệu và thân thiết với người tiêu dùng. Ví dụ, G.M là hãng đứng đầu thị trường ô tô ở Trung Quốc với thị phần 14%, trong khi Ford cách biệt tới hơn 4%, theo nghiên cứu của IHS Automotive.
Tuy nhiên, Ford đã mạnh tay chuyển đổi danh mục sản phẩm của hãng kể từ khi ông Mulally lên giữ chức chủ tịch quản trị 5 năm trước, từ chỗ chỉ phụ thuộc vào các loại xe tải và xe đa dụng, Ford đã lấn sân sang các dòng xe cỡ nhỏ hơn. Ông Mulally nói rằng, đến năm 2020, xe nhỏ sẽ chiếm khoảng 55% tổng doanh thu của Ford.
Những mẫu xe mới như Fiesta và Focus đều được sản xuất trên toàn cầu và được bán ở nhiều thị trường trên khắp thế giới. Đó chính là một sự chuyển mình vĩ đại so với cách mà Ford hoạt động trước đây, khi đó hãng đã lắp ráp nhiều mẫu xe con và xe tải khác nhau cho từng khu vực cụ thể trên thế giới.
Giờ đây công ty này có thể bán nhiều kiểu xe giống nhau tại Trung Quốc và cả Mỹ. Sự thay đổi đó giúp cắt giảm chi phí và cho phép Ford rút ngắn thời gian để phát triển nhiều sản phẩm mới cũng như cải thiện các mẫu xe cũ.
Ông Mulally cho biết, sự chuyển đổi trên chính là lý do giúp công ty có thể tập trung vào việc tăng thêm khách hàng mới ở các thị trường tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Hai đối thủ “đồng hương” của Ford, G.M và Chrysler, đều đòi hỏi hỗ trợ đáng kể về mặt tài chính từ chính phủ Mỹ để sống sót và tái cơ cấu lại sau vụ phá sản.
Ngược lại, Ford đã xoay chuyển được tình thế mà không cần hỗ trợ của liên bang. Công ty này đã thế chấp gần hết tài sản từ năm 2006 để vay 23 tỷ USD, sau đó bán đi hai thương hiệu phụ là Volvo và Jaguar và tổ chức lại các hoạt động để sản xuất dòng xe mới nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Chiến lược này đã nhanh chóng thanh toán xong. Năm ngoái, Ford đã kiếm được 6,6 tỷ USD tiền lợi nhuận và tăng thị phần ở Mỹ trong năm thứ hai liên tiếp - đây là lần đầu tiên Ford làm được điều này kể từ năm 1993.
Công ty vẫn tiếp tục tăng vọt trong quí đầu tiên của năm nay khi thông báo lợi nhuận đạt 2,6 tỷ USD, đánh bại mọi phỏng đoán của nhiều nhà phân tích. Cũng trong khi đó, Ford đã hoàn nợ 17 tỷ USD và vẫn còn dự trữ 21 tỷ USD tiền mặt.
Ford đã bắt tay vào “oanh tạc” các sản phẩm của hãng ở nhiều nước. Đến năm 2015, công ty sẽ tăng thêm nhiều kiểu mẫu mã, trong đó tại Ấn Độ sẽ tăng từ 3 lên 8 mẫu xe, tại Trung Quốc tăng từ 3 lên 15 sản phẩm. Ford cũng đang xây dựng một vài nhà máy mới ở Châu Á và bổ sung thêm đại lý.
Trước đây, Chiến lược Châu Á của Ford đã nhấn mạnh vào đối tác Nhật Bản là Mazda. Tuy nhiên Ford đã giảm thị phần của mình ở Mazda xuống đáng kể, và xây dựng đội ngũ quản trị và nhiều vị trí khác riêng của hãng.
“Châu Á rõ ràng là điểm đến kế tiếp đối với Ford”, ông Robinet thuộc HIS Automotive cho biết. “Họ rất có khả năng tăng trưởng mạnh bởi họ đang làm việc từ nền tảng thấp như vậy”.
Ông Mulally nói rằng ông không hề cảm thấy nản chí trước vị trí lép vé của Ford. Người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận thức rất rõ về những sản phẩm của Ford qua mạng truyền thông, và đánh giá cao uy tín về chất lượng và tiết kiệm nhiên liệu trên khắp thế giới đang ngày càng phát triển.
“Toàn ngành ô tô tại Trung Quốc đang tăng trưởng, vì vậy nó hoàn toàn không giống với kiểu bạn phải chiếm thị phần từ đối thủ khác. Mà tất cả các bạn đều có những khách hàng mới, họ đang muốn tìm kiếm nhiều sản phẩm có đẳng cấp quốc tế”.
Chủ tịch quản trị của Ford, Alan R.Mulally, sẽ tiết lộ chiến lược nâng doanh thu toàn cầu của hãng từ 5,3 triệu xe lên 8 triệu xe/năm vào khoảng giữa thập kỉ này. Điều đó sẽ giúp nhà sản xuất này lên hàng đầu về sản xuất trên thế giới. Năm ngoái, Toyota, hãng xe số 1 thế giới về sản xuất toàn cầu, đã bán ra khoảng 8,42 triệu xe.
Tuy nhiên Ford sẽ chơi trò “đuổi bắt” ở Châu Á, các đối thủ trong khu vực này như Toyota, GM, và VW đều chiếm thị phần lớn hơn và có thương hiệu hơn.
“Ford đang cố bù đắp cho khoảng thời gian đã mất tại Châu Á”, theo Michael Robinet, giám đốc phụ trách dự báo toàn cầu tại công ty nghiên cứu IHS Automotive. “Họ phải nâng sản xuất lên nhiều nữa trong thập kỉ tới thì mới trở thành một đối thủ tầm cỡ được”.
Ông Mulally dự định sẽ chia sẻ mục tiêu tăng trưởng của Ford với các nhà đầu tư và phân tích tại một cuộc họp ở New York, thể hiện bước tiến mới trong công cuộc khôi phục của công ty ô tô lớn thứ hai Mỹ này.
“Rõ ràng chúng tôi đang chuyển mình qua chế độ tăng trưởng sau khi trải qua kì suy thoái khủng khiếp và sự sụp đổ của ngành công nghiệp này”, ông Mullaly trả lời trong một cuộc phỏng vấn. “Giờ đây chúng tôi đã xác định được vị trí của mình là phục vụ người tiêu dùng ở những nơi thị trường đang tăng trưởng”.
Sau khi phục hồi doanh nghiệp chính ở Bắc Mỹ và thông báo lợi nhuận tăng liên tiếp trong suốt 8 quý, Ford đang nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy ở Châu Á. Công ty này đã vượt qua mọi kì vọng về bước ngoặt tại thị trường trong nước, và hiện nay tài chính đã đủ mạnh cùng với dòng sản phẩm để cố gắng lặp lại thành công này ở những khu vực đang phát triển.
Ford mong muốn mở rộng doanh thu ở chi nhánh Châu Á - Thái Bình Dương - Châu Phi lên 1/3 doanh thu toàn cầu vào năm 2020, kể từ mức 15% tổng số xe bán ra gần đây.
Thử thách khó khăn nhất đối với Ford có lẽ là thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô khác ở nước này đều có đã thiết lập được thương hiệu và thân thiết với người tiêu dùng. Ví dụ, G.M là hãng đứng đầu thị trường ô tô ở Trung Quốc với thị phần 14%, trong khi Ford cách biệt tới hơn 4%, theo nghiên cứu của IHS Automotive.
Tuy nhiên, Ford đã mạnh tay chuyển đổi danh mục sản phẩm của hãng kể từ khi ông Mulally lên giữ chức chủ tịch quản trị 5 năm trước, từ chỗ chỉ phụ thuộc vào các loại xe tải và xe đa dụng, Ford đã lấn sân sang các dòng xe cỡ nhỏ hơn. Ông Mulally nói rằng, đến năm 2020, xe nhỏ sẽ chiếm khoảng 55% tổng doanh thu của Ford.
Những mẫu xe mới như Fiesta và Focus đều được sản xuất trên toàn cầu và được bán ở nhiều thị trường trên khắp thế giới. Đó chính là một sự chuyển mình vĩ đại so với cách mà Ford hoạt động trước đây, khi đó hãng đã lắp ráp nhiều mẫu xe con và xe tải khác nhau cho từng khu vực cụ thể trên thế giới.
Giờ đây công ty này có thể bán nhiều kiểu xe giống nhau tại Trung Quốc và cả Mỹ. Sự thay đổi đó giúp cắt giảm chi phí và cho phép Ford rút ngắn thời gian để phát triển nhiều sản phẩm mới cũng như cải thiện các mẫu xe cũ.
Ông Mulally cho biết, sự chuyển đổi trên chính là lý do giúp công ty có thể tập trung vào việc tăng thêm khách hàng mới ở các thị trường tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Hai đối thủ “đồng hương” của Ford, G.M và Chrysler, đều đòi hỏi hỗ trợ đáng kể về mặt tài chính từ chính phủ Mỹ để sống sót và tái cơ cấu lại sau vụ phá sản.
Ngược lại, Ford đã xoay chuyển được tình thế mà không cần hỗ trợ của liên bang. Công ty này đã thế chấp gần hết tài sản từ năm 2006 để vay 23 tỷ USD, sau đó bán đi hai thương hiệu phụ là Volvo và Jaguar và tổ chức lại các hoạt động để sản xuất dòng xe mới nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Chiến lược này đã nhanh chóng thanh toán xong. Năm ngoái, Ford đã kiếm được 6,6 tỷ USD tiền lợi nhuận và tăng thị phần ở Mỹ trong năm thứ hai liên tiếp - đây là lần đầu tiên Ford làm được điều này kể từ năm 1993.
Công ty vẫn tiếp tục tăng vọt trong quí đầu tiên của năm nay khi thông báo lợi nhuận đạt 2,6 tỷ USD, đánh bại mọi phỏng đoán của nhiều nhà phân tích. Cũng trong khi đó, Ford đã hoàn nợ 17 tỷ USD và vẫn còn dự trữ 21 tỷ USD tiền mặt.
Ford đã bắt tay vào “oanh tạc” các sản phẩm của hãng ở nhiều nước. Đến năm 2015, công ty sẽ tăng thêm nhiều kiểu mẫu mã, trong đó tại Ấn Độ sẽ tăng từ 3 lên 8 mẫu xe, tại Trung Quốc tăng từ 3 lên 15 sản phẩm. Ford cũng đang xây dựng một vài nhà máy mới ở Châu Á và bổ sung thêm đại lý.
Trước đây, Chiến lược Châu Á của Ford đã nhấn mạnh vào đối tác Nhật Bản là Mazda. Tuy nhiên Ford đã giảm thị phần của mình ở Mazda xuống đáng kể, và xây dựng đội ngũ quản trị và nhiều vị trí khác riêng của hãng.
“Châu Á rõ ràng là điểm đến kế tiếp đối với Ford”, ông Robinet thuộc HIS Automotive cho biết. “Họ rất có khả năng tăng trưởng mạnh bởi họ đang làm việc từ nền tảng thấp như vậy”.
Ông Mulally nói rằng ông không hề cảm thấy nản chí trước vị trí lép vé của Ford. Người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận thức rất rõ về những sản phẩm của Ford qua mạng truyền thông, và đánh giá cao uy tín về chất lượng và tiết kiệm nhiên liệu trên khắp thế giới đang ngày càng phát triển.
“Toàn ngành ô tô tại Trung Quốc đang tăng trưởng, vì vậy nó hoàn toàn không giống với kiểu bạn phải chiếm thị phần từ đối thủ khác. Mà tất cả các bạn đều có những khách hàng mới, họ đang muốn tìm kiếm nhiều sản phẩm có đẳng cấp quốc tế”.
Theo: Tapchixehoi
Các tin khác ::.