Wagoner - anh hùng hay tội đồ của hãng xe số 1 Mỹ?
2009-0402
News - Rick Wagoner đã kết thúc sự nghiệp ở General Motors khi không thể đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng và đánh mất vị trí số 1 thế giới. Phía sau đó, giới phân tích vẫn đặt câu hỏi về công và tội của ông.
Richard Wagoner, cựu CEO của General Motors đã từ chức dưới sức ép của chính phủ Mỹ và công chúng. Đó là một kết thúc buồn cho người cả đời phấn đấu vì sự nghiệp cá nhân và vinh quang của GM. Khi ra đi, người ta chỉ biết tới những lỗi lầm ông đã gây ra nhưng ít người có thể hiểu được hơn 30 năm cống hiến tận tụy của ông. Có thể chiến lược của Rick đã sai, nhưng trước khi phán xét một con người, hãy thử nhìn lại con đường họ đã đi qua.
George Richard Wagoner Jr. đã làm nên lịch sử của tập đoàn GM vào năm 2000 khi ông trở thành Chủ tịch đồng thời là CEO trẻ tuổi nhất ở tuổi 47. Trong suốt sự nghiệp của mình, Rick đã mang đến cho tập đoàn những đột phá chiến lược, tăng cường khả năng cạnh tranh của hãng trên thị trường quốc tế.
Tuổi trẻ
Ông sinh ngày 9/2/1953 tại Wilmington, Delaware. Lớn lên tại Richmond, bang Virginia nơi bố ông, George “cha”, làm giám đốc bộ phận tại công ty kem Eskimo Pie. Rick là Chủ tịch hội học sinh trong suốt những năm cấp 3. Sau khi tốt nghiệp, cậu đăng kí vào đại học Duke, trường của cha cậu ngày trước, ở Raleigh - Durham, Bắc Carolina. Ở đây, Rick nổi tiếng trong vai trò tuyển thủ bóng rổ và Chủ tịch hội sinh viên. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu về kinh tế học vào năm 1975. Ngay sau đó, Rick tiếp tục học bằng MBA tại đại học Havard cho đến năm 1977.
Rick Wagoner bên chiếc Camaro concept, mẫu xe mà GM hồi sinh từ quá khứ. Ảnh: GM
Gia nhập General Motors
Cơ quan ngân khố của tập đoàn General Motors tại New York tuyển mộ Rick ngay sau khi anh nhận bằng MBA. Nhà phân tích tài chính trẻ tuổi nhanh chóng bộc lộ năng khiếu với những con số, vượt mặt đồng nghiệp của mình. “Anh ta là một trong số hai hoặc ba chuyên viên phân tích xuất sắc trong số những người chúng tôi có”, John Finnegan, giám đốc tài chính của GM, nhớ lại trong cuộc phỏng vấn của Fortune năm 2002.
Năm 1981, Rick được bổ nhiệm làm thủ quỹ của GM Brazil và nhanh chóng đề bạt làm giám đốc tài chính. Tại đây, anh nhận được khóa đào tạo tại chỗ về quản trị tập đoàn và tiếng Bồ Đào Nha. Sau này, Rick thừa nhận: “Đó là một bước tiến lớn, là cơ hội không tưởng của tôi từ một nhân viên tài chính tầm thường trở thành người điều hành mọi hoạt động kinh doanh”.
Sáu năm sau, Rick chuyển sang GM Canada, giữ chức Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc tài chính trong vòng một năm. Ông chuyển sang làm giám đốc điều phối chiến lược của chi nhánh Chevrolet - Pontiac của GM Canada trong hai năm tiếp theo.
Rick trở thành Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của GM châu Âu đóng tại Zurich năm 1989. Và trong năm đó, được chỉ định vào ban giám đốc của tập đoàn. Trong thời gian ở Zurich, ông đã giúp GM mua được một nửa nhà sản xuất ôtô Thụy Điển Saab.
Nét cay đắng khi quyết định từ chức do sức ép của chính phủ Mỹ. Ảnh: MSNBC
Rick trở về Brazil vào năm 1991 với tư cách giám đốc điều hành GM Brazil. Tuy chỉ ở lại hơn một năm nhưng ông đã kịp áp dụng chương trình mua sắm toàn cầu và cắt giảm chi phí sản xuất, làm tăng đáng kể hiệu suất của công ty. Ông là một trong hai giám đốc cấp cao được tưởng thưởng vào năm đó vì những cống hiến cho tập đoàn.
Trở thành CFO
Ở tuổi 39, Rick chính thức vào làm tại tổng hành dinh của GM ở Detroit, bang Michigan với tư cách giám đốc tài chính của tập đoàn. CEO của GM khi đó, ông Jack Smith, trả lời Fortune: “Anh ta trẻ, nhưng điều đó không khiến tôi bận tâm”. Năm sau đó, 1993, ông đảm nhiệm thêm bộ phận bán hàng toàn cầu WPG.
1994, được chỉ định làm giám đốc GM Bắc Mỹ (NAO), vị trí đứng thứ hai sau CEO của tập đoàn. Ông gặp phải rất nhiều thử thách trong vị trí này. Tập đoàn đang mất dần thị phần từ năm 1962 và đứng bên bờ vực phá sản. GM được “thừa hưởng di sản là tính thiếu hiệu quả mà ít tập đoàn nào bì kịp!”. Vào thời điểm đó, NAO hứng chịu năm thua lỗ thứ ba liên tiếp, tổng cộng 11 tỷ USD. Dưới sự điều hành của Rick, NAO vực dậy chỉ sau một năm, ghi nhận lợi nhuận 680 triệu USD. Đến 1995, lợi nhuận của NAO nhảy vọt lên 2,4 tỷ USD.
Rick là người khởi xướng cho những thay đổi nhằm cắt giảm chi phí, ví dụ như hợp nhất hệ thống thiết kế và sản xuất nhằm làm tăng sản lượng và chất lượng. Thêm vào đó là đề xuất lắp ráp một lượng xe hạn chế cung cấp cho thị trường thế giới; đi đầu trong việc phát triển hệ thống mua hàng trực tuyến; tối ưu hóa hệ thống giám sát chất lượng và cải thiện mối quan hệ đối với công nhân và nghiệp đoàn.
Tuy nhiên, Rick cũng gây ra một số sai lầm trong quá trình cải cách, ví dụ như việc chọc giận các nhà bán lẻ của GM khi mua lại toàn bộ một vài công ty trong số họ. “Tôi đã học được rất nhiều”, ông tâm sự. “Có quyền tự quyết quá lớn không phải là cách để thành công”.
Cống hiến không mệt mỏi
Những sai lầm không làm mờ đi chiến công của Rick. Năm 2000, hội đồng quản trị đã đề bạt ông làm CEO của tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Ở tuổi 47, ông là CEO trẻ tuổi nhất từ khi hãng được thành lập bởi Billy Durant năm 1908.
Trong vai trò mới, ông xúc tiến những chiến dịch mạnh mẽ hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất và chiếm lĩnh thị phần. Bước đi đầu tiên của Rick là đình chỉ dây chuyền sản xuất Oldsmobile, kết thúc vào năm 2004. Sau đó là quyết định táo bạo vào cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ sau vụ 11/9 có dấu hiệu đi xuống, tuyên bố sẽ áp dụng phương pháp trả góp lãi suất 0% cho tất cả các xe mới.
Kết quả doanh số của GM tăng vùn vụt gây ấn tượng mạnh mẽ với các nhà phân tích thị trường. “Chúng tôi không có ý định vứt xe đi, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác đưa ra một hình thức kích cầu hấp dẫn hơn và chiếm lấy thị phần của chúng tôi”. Bước đi đó không chỉ có ý nghĩa đối với riêng GM mà còn cho toàn ngành ôtô khi vực dậy nhu cầu của người dân, tránh cho nền kinh tế một cuộc suy thoái.
Rick luôn ủng hộ truyền thống của tập đoàn nhưng chính ông lại là người phá vỡ ràng buộc lịch sử khi tuyển mộ thêm nhiều nhân tài từ các đối thủ của mình, như đề bạt John Devine của Ford vào chức giám đốc tài chính, bổ nhiệm Steve Harris, phát ngôn viên đầy ảnh hưởng của Chrysler vào vị trí giám đốc truyền thông, hay cựu CEO của Chrysler, Robert Lutz, làm phó tổng giám đốc kiêm phụ trách phát triển sản xuất. Ông tin rằng: “đặt đúng người vào đúng vị trí sẽ tạo nên sự khác biệt lớn lao”.
Bên cạnh đó là các nỗ lực không ngừng trong việc tối ưu hóa sản xuất và cắt giảm chi phí. “Chúng tôi đang sử dụng tài sản của mình ngày một tốt hơn, chúng tôi chia sẻ ý tưởng giữa mọi người một cách tích cực hơn, và chúng tôi biết cách tái sử dụng những nguyên liệu tốt thay vì vứt tất cả đi”.
Những đột phá của Rick đã được chứng minh là đúng đắn khi liên tiếp 3 năm sau đó lợi nhuận ròng GM tăng nhanh. Năm 2001, lợi nhuận là 601 triệu USD, doanh thu trên toàn thế giới là 177,3 tỷ USD. Nhưng đến năm 2002, lãi ròng đạt 1,7 tỷ còn doanh thu đạt 186,8 tỷ USD. Ấn tượng nhất là năm 2003 khi lãi ròng lên tới 3,8 tỷ USD mặc dù doanh thu chỉ có 185,5 tỷ USD.
Wagoner trong buổi thuyết phục Quốc hội thông qua cứu trợ hồi tháng 1. Ảnh: Washington Time.
Khi đến với tổng hành dinh GM, Rick không có lấy một chiếc máy vi tính, nhưng chính ông lại là người đưa tập đoàn bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin. “Internet làm cho mọi thứ trở nên chóng vánh, giúp cho nền tảng cung cấp của chúng tôi thuận tiện hơn và thuận tiện trong cả cách chúng tôi đưa ra quyết định hay giao tiếp với nhau”. “Chúng tôi cần phải dẫn đầu trong kỷ nguyên thương mại điện tử”. Với những nỗ lực của mình, ông đã làm được điều ông tuyên bố, đưa GM thành tập đoàn dẫn đầu trong dịch vụ mua xe trực tuyến và phát triển website thông tin dành cho khách hàng.
Việc điều hành của Rick bắt đầu thực sự khó khăn những năm về sau khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu lệch hướng. Giá xăng dầu leo thang khiến những chiếc xe hơi ăn xăng và thiết kế lỗi thời của GM mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Trong khi các hãng đối thủ như Ford, Toyota, Honda tập trung phát triển xe lai chạy xăng và điện thì GM hướng sự chú ý của mình tới xe chạy nhiên liệu Hydro. Chính Rick cũng phải thừa nhận sai lầm của ông khi phung phí nguồn lực vào kế hoạch thiếu tính khả thi đó.
Những năm cuối cùng trong sự nghiệp của mình, ông đã phải chứng kiến vị trí số một của GM mà ông đã khó nhọc tạo nên mất về tay Toyota. Người Nhật đã chiếm thị phần xe hạng thấp và hạng trung của GM, thị phần xe sang cũng bị mất về tay người Đức. Trong bốn năm đếm ngược từ 2009, GM đã phải cay đắng ghi nhận thua lỗ lên tới 80 tỷ USD và một lần nữa đứng chênh vênh bên bờ phá sản.
Ngày 29/3/2009, Rick tuyên bố từ chức, đổi lại điều kiện cứu trợ từ Tổng thống Obama, như là một lời xin lỗi với toàn thể tập đoàn và công chúng Mỹ.
Thật khó để đưa ra bức tranh toàn diện về cuộc đời một con người chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Bài viết về Richard Wagoner trên đây cũng chỉ là một cách nhìn phiến diện khi không thể đánh giá đầy đủ về những quyết định của ông và GM. Nhưng có thể nó góp phần vào số những bài báo chỉ trích ông để người đọc tìm được cho mình cách nhìn khoan dung hơn với người đàn ông gây nhiều tranh cãi này.
Richard Wagoner, cựu CEO của General Motors đã từ chức dưới sức ép của chính phủ Mỹ và công chúng. Đó là một kết thúc buồn cho người cả đời phấn đấu vì sự nghiệp cá nhân và vinh quang của GM. Khi ra đi, người ta chỉ biết tới những lỗi lầm ông đã gây ra nhưng ít người có thể hiểu được hơn 30 năm cống hiến tận tụy của ông. Có thể chiến lược của Rick đã sai, nhưng trước khi phán xét một con người, hãy thử nhìn lại con đường họ đã đi qua.
George Richard Wagoner Jr. đã làm nên lịch sử của tập đoàn GM vào năm 2000 khi ông trở thành Chủ tịch đồng thời là CEO trẻ tuổi nhất ở tuổi 47. Trong suốt sự nghiệp của mình, Rick đã mang đến cho tập đoàn những đột phá chiến lược, tăng cường khả năng cạnh tranh của hãng trên thị trường quốc tế.
Tuổi trẻ
Ông sinh ngày 9/2/1953 tại Wilmington, Delaware. Lớn lên tại Richmond, bang Virginia nơi bố ông, George “cha”, làm giám đốc bộ phận tại công ty kem Eskimo Pie. Rick là Chủ tịch hội học sinh trong suốt những năm cấp 3. Sau khi tốt nghiệp, cậu đăng kí vào đại học Duke, trường của cha cậu ngày trước, ở Raleigh - Durham, Bắc Carolina. Ở đây, Rick nổi tiếng trong vai trò tuyển thủ bóng rổ và Chủ tịch hội sinh viên. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu về kinh tế học vào năm 1975. Ngay sau đó, Rick tiếp tục học bằng MBA tại đại học Havard cho đến năm 1977.
Rick Wagoner bên chiếc Camaro concept, mẫu xe mà GM hồi sinh từ quá khứ. Ảnh: GM
Gia nhập General Motors
Cơ quan ngân khố của tập đoàn General Motors tại New York tuyển mộ Rick ngay sau khi anh nhận bằng MBA. Nhà phân tích tài chính trẻ tuổi nhanh chóng bộc lộ năng khiếu với những con số, vượt mặt đồng nghiệp của mình. “Anh ta là một trong số hai hoặc ba chuyên viên phân tích xuất sắc trong số những người chúng tôi có”, John Finnegan, giám đốc tài chính của GM, nhớ lại trong cuộc phỏng vấn của Fortune năm 2002.
Năm 1981, Rick được bổ nhiệm làm thủ quỹ của GM Brazil và nhanh chóng đề bạt làm giám đốc tài chính. Tại đây, anh nhận được khóa đào tạo tại chỗ về quản trị tập đoàn và tiếng Bồ Đào Nha. Sau này, Rick thừa nhận: “Đó là một bước tiến lớn, là cơ hội không tưởng của tôi từ một nhân viên tài chính tầm thường trở thành người điều hành mọi hoạt động kinh doanh”.
Sáu năm sau, Rick chuyển sang GM Canada, giữ chức Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc tài chính trong vòng một năm. Ông chuyển sang làm giám đốc điều phối chiến lược của chi nhánh Chevrolet - Pontiac của GM Canada trong hai năm tiếp theo.
Rick trở thành Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của GM châu Âu đóng tại Zurich năm 1989. Và trong năm đó, được chỉ định vào ban giám đốc của tập đoàn. Trong thời gian ở Zurich, ông đã giúp GM mua được một nửa nhà sản xuất ôtô Thụy Điển Saab.
Nét cay đắng khi quyết định từ chức do sức ép của chính phủ Mỹ. Ảnh: MSNBC
Rick trở về Brazil vào năm 1991 với tư cách giám đốc điều hành GM Brazil. Tuy chỉ ở lại hơn một năm nhưng ông đã kịp áp dụng chương trình mua sắm toàn cầu và cắt giảm chi phí sản xuất, làm tăng đáng kể hiệu suất của công ty. Ông là một trong hai giám đốc cấp cao được tưởng thưởng vào năm đó vì những cống hiến cho tập đoàn.
Trở thành CFO
Ở tuổi 39, Rick chính thức vào làm tại tổng hành dinh của GM ở Detroit, bang Michigan với tư cách giám đốc tài chính của tập đoàn. CEO của GM khi đó, ông Jack Smith, trả lời Fortune: “Anh ta trẻ, nhưng điều đó không khiến tôi bận tâm”. Năm sau đó, 1993, ông đảm nhiệm thêm bộ phận bán hàng toàn cầu WPG.
1994, được chỉ định làm giám đốc GM Bắc Mỹ (NAO), vị trí đứng thứ hai sau CEO của tập đoàn. Ông gặp phải rất nhiều thử thách trong vị trí này. Tập đoàn đang mất dần thị phần từ năm 1962 và đứng bên bờ vực phá sản. GM được “thừa hưởng di sản là tính thiếu hiệu quả mà ít tập đoàn nào bì kịp!”. Vào thời điểm đó, NAO hứng chịu năm thua lỗ thứ ba liên tiếp, tổng cộng 11 tỷ USD. Dưới sự điều hành của Rick, NAO vực dậy chỉ sau một năm, ghi nhận lợi nhuận 680 triệu USD. Đến 1995, lợi nhuận của NAO nhảy vọt lên 2,4 tỷ USD.
Rick là người khởi xướng cho những thay đổi nhằm cắt giảm chi phí, ví dụ như hợp nhất hệ thống thiết kế và sản xuất nhằm làm tăng sản lượng và chất lượng. Thêm vào đó là đề xuất lắp ráp một lượng xe hạn chế cung cấp cho thị trường thế giới; đi đầu trong việc phát triển hệ thống mua hàng trực tuyến; tối ưu hóa hệ thống giám sát chất lượng và cải thiện mối quan hệ đối với công nhân và nghiệp đoàn.
Tuy nhiên, Rick cũng gây ra một số sai lầm trong quá trình cải cách, ví dụ như việc chọc giận các nhà bán lẻ của GM khi mua lại toàn bộ một vài công ty trong số họ. “Tôi đã học được rất nhiều”, ông tâm sự. “Có quyền tự quyết quá lớn không phải là cách để thành công”.
Cống hiến không mệt mỏi
Những sai lầm không làm mờ đi chiến công của Rick. Năm 2000, hội đồng quản trị đã đề bạt ông làm CEO của tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Ở tuổi 47, ông là CEO trẻ tuổi nhất từ khi hãng được thành lập bởi Billy Durant năm 1908.
Trong vai trò mới, ông xúc tiến những chiến dịch mạnh mẽ hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất và chiếm lĩnh thị phần. Bước đi đầu tiên của Rick là đình chỉ dây chuyền sản xuất Oldsmobile, kết thúc vào năm 2004. Sau đó là quyết định táo bạo vào cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ sau vụ 11/9 có dấu hiệu đi xuống, tuyên bố sẽ áp dụng phương pháp trả góp lãi suất 0% cho tất cả các xe mới.
Kết quả doanh số của GM tăng vùn vụt gây ấn tượng mạnh mẽ với các nhà phân tích thị trường. “Chúng tôi không có ý định vứt xe đi, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác đưa ra một hình thức kích cầu hấp dẫn hơn và chiếm lấy thị phần của chúng tôi”. Bước đi đó không chỉ có ý nghĩa đối với riêng GM mà còn cho toàn ngành ôtô khi vực dậy nhu cầu của người dân, tránh cho nền kinh tế một cuộc suy thoái.
Rick luôn ủng hộ truyền thống của tập đoàn nhưng chính ông lại là người phá vỡ ràng buộc lịch sử khi tuyển mộ thêm nhiều nhân tài từ các đối thủ của mình, như đề bạt John Devine của Ford vào chức giám đốc tài chính, bổ nhiệm Steve Harris, phát ngôn viên đầy ảnh hưởng của Chrysler vào vị trí giám đốc truyền thông, hay cựu CEO của Chrysler, Robert Lutz, làm phó tổng giám đốc kiêm phụ trách phát triển sản xuất. Ông tin rằng: “đặt đúng người vào đúng vị trí sẽ tạo nên sự khác biệt lớn lao”.
Bên cạnh đó là các nỗ lực không ngừng trong việc tối ưu hóa sản xuất và cắt giảm chi phí. “Chúng tôi đang sử dụng tài sản của mình ngày một tốt hơn, chúng tôi chia sẻ ý tưởng giữa mọi người một cách tích cực hơn, và chúng tôi biết cách tái sử dụng những nguyên liệu tốt thay vì vứt tất cả đi”.
Những đột phá của Rick đã được chứng minh là đúng đắn khi liên tiếp 3 năm sau đó lợi nhuận ròng GM tăng nhanh. Năm 2001, lợi nhuận là 601 triệu USD, doanh thu trên toàn thế giới là 177,3 tỷ USD. Nhưng đến năm 2002, lãi ròng đạt 1,7 tỷ còn doanh thu đạt 186,8 tỷ USD. Ấn tượng nhất là năm 2003 khi lãi ròng lên tới 3,8 tỷ USD mặc dù doanh thu chỉ có 185,5 tỷ USD.
Wagoner trong buổi thuyết phục Quốc hội thông qua cứu trợ hồi tháng 1. Ảnh: Washington Time.
Khi đến với tổng hành dinh GM, Rick không có lấy một chiếc máy vi tính, nhưng chính ông lại là người đưa tập đoàn bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin. “Internet làm cho mọi thứ trở nên chóng vánh, giúp cho nền tảng cung cấp của chúng tôi thuận tiện hơn và thuận tiện trong cả cách chúng tôi đưa ra quyết định hay giao tiếp với nhau”. “Chúng tôi cần phải dẫn đầu trong kỷ nguyên thương mại điện tử”. Với những nỗ lực của mình, ông đã làm được điều ông tuyên bố, đưa GM thành tập đoàn dẫn đầu trong dịch vụ mua xe trực tuyến và phát triển website thông tin dành cho khách hàng.
Việc điều hành của Rick bắt đầu thực sự khó khăn những năm về sau khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu lệch hướng. Giá xăng dầu leo thang khiến những chiếc xe hơi ăn xăng và thiết kế lỗi thời của GM mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Trong khi các hãng đối thủ như Ford, Toyota, Honda tập trung phát triển xe lai chạy xăng và điện thì GM hướng sự chú ý của mình tới xe chạy nhiên liệu Hydro. Chính Rick cũng phải thừa nhận sai lầm của ông khi phung phí nguồn lực vào kế hoạch thiếu tính khả thi đó.
Những năm cuối cùng trong sự nghiệp của mình, ông đã phải chứng kiến vị trí số một của GM mà ông đã khó nhọc tạo nên mất về tay Toyota. Người Nhật đã chiếm thị phần xe hạng thấp và hạng trung của GM, thị phần xe sang cũng bị mất về tay người Đức. Trong bốn năm đếm ngược từ 2009, GM đã phải cay đắng ghi nhận thua lỗ lên tới 80 tỷ USD và một lần nữa đứng chênh vênh bên bờ phá sản.
Ngày 29/3/2009, Rick tuyên bố từ chức, đổi lại điều kiện cứu trợ từ Tổng thống Obama, như là một lời xin lỗi với toàn thể tập đoàn và công chúng Mỹ.
Thật khó để đưa ra bức tranh toàn diện về cuộc đời một con người chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Bài viết về Richard Wagoner trên đây cũng chỉ là một cách nhìn phiến diện khi không thể đánh giá đầy đủ về những quyết định của ông và GM. Nhưng có thể nó góp phần vào số những bài báo chỉ trích ông để người đọc tìm được cho mình cách nhìn khoan dung hơn với người đàn ông gây nhiều tranh cãi này.
Theo: Quang Cương (VnExpress)
Các tin khác ::.