Bộ đôi trực thăng vũ trang ‘khủng’ ở Đông Nam Á
2011-0812
“Cá sấu” Mil Mi-35 và “Thổ dân” AH-64D Apache được đánh giá là bộ đôi trực thăng "khủng" ở Đông Nam Á hiện nay.
“Cá sấu” Mil Mi-35
Mi-35 là tên gọi phiên bản xuất khẩu trực thăng vũ trang nổi tiếng Mi-24P do Liên Xô (Nga) thiết kế chế tạo. Loại trực thăng này đi vào phục vụ từ cuối những năm 1970, đây là một trong những trực thăng vũ trang đáng sợ trên thế giới.
Thiết kế trực thăng Mi-35 vẫn theo lối truyền thống, cánh quạt chính 5 lá và cánh đuôi 3 lá. Buồng lái được bọc giáp với kíp điều khiển 2 người (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – WSO). Ngoài ra, cabin chính còn có thể chứa 8 lính bộ binh. Đậy là điểm độc đáo của Mi-35 trong khi hầu hết các trực thăng vũ trang trên thế giới đều không có tính năng này.
Vai trò của trực thăng Mi-35 là tiêu diệt các xe tăng – thiết giáp thậm chí cả trực thăng bay thấp, yểm hộ đơn vị bộ binh tấn công mục tiêu. Toàn bộ vũ khí được treo trên hai cánh nhỏ trên thân máy bay (tên lửa và rocket không điều khiển).
Mi-35 thiết kế một pháo 2 nòng GSh-30K cỡ 30mm, tốc độ bắn 2.000-2.600 viên/phút, dự trữ đạn 750 viên.
Các giá treo mang tên lửa chống tăng với sức công phá mạnh, trực thăng Mi-35 có thể trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là loại tên lửa tầm ngắn sử dụng công nghệ dẫn đường vô tuyến bán chủ động, mang đầu đạn nặng 5,4kg có khả năng xuyên giáp dày 650mm, tầm bắn tối đa 5km.
Hoặc Mi-35 mang hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa Ataka (AT-9). Tên lửa Ataka lắp đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 7,4kg có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Mặc dù có tầm bắn lên tới 8km nhưng phạm vị tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất của Ataka trong khoảng 3-6km.
Hệ thống điện tử trên trực thăng gồm: thiết bị điện tử hiện đại PNK-24, hệ thống ngắm GÓE-342 TV/FLIR, đo xa laze, thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống đối phó trả dũa (radar cảnh báo sớm, gây nhiễu hồng ngoại, pháo sáng).
Trực thăng lắp hai động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117VMA cho phép đạt tốc độ bay tối đa 324km/h, trần bay 4.500m, tầm bay 480km.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có Không quân thuộc Lục quân Indonesia và Không quân Myanmar được trang bị trực thăng vũ trang Mil Mi-35.
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng biên chế một số trực thăng Mi-24A. Nhưng đây là biến thể đời đầu, hỏa lực gồm 1 súng máy 12,7mm ở đầu mũi máy bay, mang được rocket và tên lửa chống tăng (AT-2/3). Quân đội ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh Mi-24A trong chiến dịch biên giới Tây Nam.
“Thổ dân” AH-64D Apache
AH-64 là trực thăng vũ trang do Tập đoàn McDonnell Douglas phát triển (hiện nay là Boeing). AH-64 đi vào phục vụ trong Quân đội Mỹ năm 1984, nó được xuất khẩu rộng rãi sang một số quốc gia đồng minh Mỹ.
Thiết kế AH-64 theo truyền thống với cánh quạt chính (4 lá) và cánh quạt đuôi (4 lá). Kíp lái được bố trí theo kiểu: một ngồi trước (phi công) và một ngồi sau (phi công phụ kiêm sĩ quan điều khiển vũ khí). Giữa ghế ngồi phi công ngồi trước và sau có vách ngăn. Khoang lái và cánh quạt đều có khả năng chống chịu đạn cỡ 23mm. Thùng chứa nhiên liệu trực thăng đều tự hàn trong trường hợp bị đạn bắn trúng.
Biến thể AH-64D được tích hợp một số thiết bị điện tử mới, điển hình là radar kiểm soát hỏa lực sóng mm AN/APG-78 Long Bow. Loại radar này có thể tìm kiếm, xác định vị trí, phân loại, và ưu tiên mục tiêu di chuyển hoặc bất động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.
Radar APG-78 thiết kế dẫn bắn cho tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire. Nó có thể quét tìm khu vực diện tích lớn tìm kiếm mục tiêu cho phi hành đoàn. Đồng thời, radar cung cấp tính năng nhận thức tình huống để cải thiện khả năng sống sót trực thăng trên chiến trường.
Phi hành đoàn còn nhận được sự hỗ trợ từ thiết bị chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-70 và cảm biến nhìn đêm cho phi công AN/AAQ-11. Để tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường, trực thăng trang bị thiết bị tác chiến điện tử như: radar cảnh báo sớm AN/APR-39A(V), radar băng tần giao thoa AN/APR-48A, thiết bị đối phó hồng ngoại AN/ALQ-144, laser cảnh báo sớm AN/AVR-2, radar gây nhiễu AN/ALQ-136(V), pháo sáng.
Hỏa lực của “thổ dân” AH-64D gồm một pháo tự động M230 cỡ 30mm gắn trên thân, tốc độ bắn 625 viên/phút (số lượng đạn dự trữ 1.200 viên).
Sức mạnh diệt tăng của AH-64D tập trung ở tên lửa không đối đất AGM-11D “lửa địa ngục” lắp đầu dò sóng mm cho phép hoạt động theo chế độ “bắn và quên”. Tên lửa có tầm bắn từ 8-12km, mang đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 9kg.
AH-64D cũng có thể bắn hạ trực thăng tầm thấp bằng tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông” hoặc Stinger.
Trực thăng vũ trang AH-64D lắp hai động cơ tuốc bin trục General Electric T700-GE-701 cho phát đạt tốc độ tối đa 279km/h, tầm hoạt động khoảng 1.900km, trần bay 6.400m.
Ở Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Singapore được trang bị loại trực thăng mạnh này. Toàn bộ 20 chiếc AH-64D được biên chế trong phi đội số 120 của Không quân Singapore.
“Cá sấu” Mil Mi-35
Mi-35 là tên gọi phiên bản xuất khẩu trực thăng vũ trang nổi tiếng Mi-24P do Liên Xô (Nga) thiết kế chế tạo. Loại trực thăng này đi vào phục vụ từ cuối những năm 1970, đây là một trong những trực thăng vũ trang đáng sợ trên thế giới.
Thiết kế trực thăng Mi-35 vẫn theo lối truyền thống, cánh quạt chính 5 lá và cánh đuôi 3 lá. Buồng lái được bọc giáp với kíp điều khiển 2 người (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – WSO). Ngoài ra, cabin chính còn có thể chứa 8 lính bộ binh. Đậy là điểm độc đáo của Mi-35 trong khi hầu hết các trực thăng vũ trang trên thế giới đều không có tính năng này.
Vai trò của trực thăng Mi-35 là tiêu diệt các xe tăng – thiết giáp thậm chí cả trực thăng bay thấp, yểm hộ đơn vị bộ binh tấn công mục tiêu. Toàn bộ vũ khí được treo trên hai cánh nhỏ trên thân máy bay (tên lửa và rocket không điều khiển).
Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 của Không quân Indonesia. |
Mi-35 thiết kế một pháo 2 nòng GSh-30K cỡ 30mm, tốc độ bắn 2.000-2.600 viên/phút, dự trữ đạn 750 viên.
Các giá treo mang tên lửa chống tăng với sức công phá mạnh, trực thăng Mi-35 có thể trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là loại tên lửa tầm ngắn sử dụng công nghệ dẫn đường vô tuyến bán chủ động, mang đầu đạn nặng 5,4kg có khả năng xuyên giáp dày 650mm, tầm bắn tối đa 5km.
Hoặc Mi-35 mang hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa Ataka (AT-9). Tên lửa Ataka lắp đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 7,4kg có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Mặc dù có tầm bắn lên tới 8km nhưng phạm vị tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất của Ataka trong khoảng 3-6km.
Tên lửa chống tăng AT-9 trên giá treo. |
Hệ thống điện tử trên trực thăng gồm: thiết bị điện tử hiện đại PNK-24, hệ thống ngắm GÓE-342 TV/FLIR, đo xa laze, thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống đối phó trả dũa (radar cảnh báo sớm, gây nhiễu hồng ngoại, pháo sáng).
Trực thăng lắp hai động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117VMA cho phép đạt tốc độ bay tối đa 324km/h, trần bay 4.500m, tầm bay 480km.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có Không quân thuộc Lục quân Indonesia và Không quân Myanmar được trang bị trực thăng vũ trang Mil Mi-35.
Trực thăng vũ trang Mil Mi-24A của Không quân Nhân dân Việt Nam |
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng biên chế một số trực thăng Mi-24A. Nhưng đây là biến thể đời đầu, hỏa lực gồm 1 súng máy 12,7mm ở đầu mũi máy bay, mang được rocket và tên lửa chống tăng (AT-2/3). Quân đội ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh Mi-24A trong chiến dịch biên giới Tây Nam.
“Thổ dân” AH-64D Apache
AH-64 là trực thăng vũ trang do Tập đoàn McDonnell Douglas phát triển (hiện nay là Boeing). AH-64 đi vào phục vụ trong Quân đội Mỹ năm 1984, nó được xuất khẩu rộng rãi sang một số quốc gia đồng minh Mỹ.
Thiết kế AH-64 theo truyền thống với cánh quạt chính (4 lá) và cánh quạt đuôi (4 lá). Kíp lái được bố trí theo kiểu: một ngồi trước (phi công) và một ngồi sau (phi công phụ kiêm sĩ quan điều khiển vũ khí). Giữa ghế ngồi phi công ngồi trước và sau có vách ngăn. Khoang lái và cánh quạt đều có khả năng chống chịu đạn cỡ 23mm. Thùng chứa nhiên liệu trực thăng đều tự hàn trong trường hợp bị đạn bắn trúng.
Trực thăng AH-64D của Không quân Singapore |
Biến thể AH-64D được tích hợp một số thiết bị điện tử mới, điển hình là radar kiểm soát hỏa lực sóng mm AN/APG-78 Long Bow. Loại radar này có thể tìm kiếm, xác định vị trí, phân loại, và ưu tiên mục tiêu di chuyển hoặc bất động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.
Radar APG-78 thiết kế dẫn bắn cho tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire. Nó có thể quét tìm khu vực diện tích lớn tìm kiếm mục tiêu cho phi hành đoàn. Đồng thời, radar cung cấp tính năng nhận thức tình huống để cải thiện khả năng sống sót trực thăng trên chiến trường.
Phi hành đoàn còn nhận được sự hỗ trợ từ thiết bị chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-70 và cảm biến nhìn đêm cho phi công AN/AAQ-11. Để tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường, trực thăng trang bị thiết bị tác chiến điện tử như: radar cảnh báo sớm AN/APR-39A(V), radar băng tần giao thoa AN/APR-48A, thiết bị đối phó hồng ngoại AN/ALQ-144, laser cảnh báo sớm AN/AVR-2, radar gây nhiễu AN/ALQ-136(V), pháo sáng.
: Tên lửa AGM-114 trên giá treo AH-64. |
Hỏa lực của “thổ dân” AH-64D gồm một pháo tự động M230 cỡ 30mm gắn trên thân, tốc độ bắn 625 viên/phút (số lượng đạn dự trữ 1.200 viên).
Sức mạnh diệt tăng của AH-64D tập trung ở tên lửa không đối đất AGM-11D “lửa địa ngục” lắp đầu dò sóng mm cho phép hoạt động theo chế độ “bắn và quên”. Tên lửa có tầm bắn từ 8-12km, mang đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 9kg.
AH-64D cũng có thể bắn hạ trực thăng tầm thấp bằng tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông” hoặc Stinger.
Trực thăng vũ trang AH-64D lắp hai động cơ tuốc bin trục General Electric T700-GE-701 cho phát đạt tốc độ tối đa 279km/h, tầm hoạt động khoảng 1.900km, trần bay 6.400m.
Ở Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Singapore được trang bị loại trực thăng mạnh này. Toàn bộ 20 chiếc AH-64D được biên chế trong phi đội số 120 của Không quân Singapore.
Theo: bee.net
Các tin khác ::.
Hyundai i30 thế hệ mới lộ diện (08/12)
Lộ diện Camry 2012 (08/12)