Toyota và Nissan ứng phó với đồng yen tăng giá
2011-0813
Theo các chuyên gia,
khi đồng yen vượt quá mức 80 yen/USD, tăng trưởng sẽ bị hãm phanh. Hiện
nay, 1 USD đang ở mức 77 yen; nghĩa là tình hình đang ở mức báo động đỏ.
Theo các chuyên gia, khi đồng yen vượt quá mức 80 yen/USD, tăng trưởng sẽ bị hãm phanh. Hiện nay, 1 USD đang ở mức 77 yen; nghĩa là tình hình đang ở mức báo động đỏ.
Một ví dụ đơn giản một chiếc xe Nhật bán được ở nước ngoài với giá 20.000 USD vào tháng 3 năm 2010 sẽ thu về 1.700.000 yen. Nhưng với mức chênh lệch USD và yen hiện nay thì nhà sản xuất Nhật chỉ thu về được 1.540.000 yen. Như vậy các hãng ô tô Nhật càng xuất khẩu nhiều xe thì càng bị thiệt. Đứng trước tình hình này, Toyota và Nissan có những cách giải quyết khác nhau, tuy nhiên cả 2 đều cùng kiên quyết định không thu hẹp sản xuất trong nước để giữ ổn định công việc cho người lao động Nhật.
Trong khi đó, Nissan tuyên bố sẽ giảm 1/3 xe xuất khẩu và tăng doanh số trong nước. Năm ngoái Nissan sản xuất tại Nhật 1.071.000 xe, trong đó xuất khẩu 610.000 xe. Tiêu thụ nội địa 460.000 xe. Năm nay Nissan hy vọng sẽ bán được trong nước 600.000 xe. Cả xe bán trong nước và xuất khẩu sẽ sử dụng phụ tùng chính gốc “made in Japan” hoàn toàn không sử dụng phụ tùng nước ngoài giá rẻ.
Hiện nay Nissan chiếm 13% thị phần Nhật, đứng vị trí thứ 2 sau Toyota . Và Honda tụt xuống hạng 3.
Khi mà đồng yen Nhật đang từ từ đến mốc 80 yên/USD, đồng nội tệ Nhật đang làm chậm đà phục hồi kinh tế của chính nước này. Giải pháp của cả Nissan và Toyota đều nhắm đến đảm bảo quyền lợi của người lao động chính quốc gia này. Riêng Nissan vừa bảo đảm được quyền lợi của công nhân Nhật Bản lại vừa nâng cao được uy tín chất lượng của công ty đồng thời cũng gián tiếp đe dọa ngôi vị của Toyota tại thị trường nội địa.
Đồng nội tệ quá cao là nỗi ám ảnh đối
với các nhà xuất khẩu hàng hoá nói chung vì giá bán sản phẩm ở thị
trường nước ngoài sẽ phải “đội” lên cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Sau
khi bán, ngoại tệ lại được chuyển đổi thành nội tệ sẽ ít đi. Lợi nhuận
sẽ tụt giảm rất nhiều.
Nissan Leaf và Toyota Prius EV trong một cuộc thử nghiệm
Theo các chuyên gia, khi đồng yen vượt quá mức 80 yen/USD, tăng trưởng sẽ bị hãm phanh. Hiện nay, 1 USD đang ở mức 77 yen; nghĩa là tình hình đang ở mức báo động đỏ.
Một ví dụ đơn giản một chiếc xe Nhật bán được ở nước ngoài với giá 20.000 USD vào tháng 3 năm 2010 sẽ thu về 1.700.000 yen. Nhưng với mức chênh lệch USD và yen hiện nay thì nhà sản xuất Nhật chỉ thu về được 1.540.000 yen. Như vậy các hãng ô tô Nhật càng xuất khẩu nhiều xe thì càng bị thiệt. Đứng trước tình hình này, Toyota và Nissan có những cách giải quyết khác nhau, tuy nhiên cả 2 đều cùng kiên quyết định không thu hẹp sản xuất trong nước để giữ ổn định công việc cho người lao động Nhật.
Toyota xây dựng kế hoạch sản xuất 7,6 triệu xe trên
toàn cầu nhưng duy trì sản xuất trong nước từ 3 đến 3,2 triệu xe. Công
ty chỉ tập trung sản xuất trong nước những loại xe công nghệ cao như
Lexus và Prius Hybrid. Đồng thời,để hạ giá thành sản phẩm công ty tuyên
bố sẽ nhập khẩu một số linh kiện được lắp ráp ở nước ngoài, với giá
thành thấp hơn.
Trong khi đó, Nissan tuyên bố sẽ giảm 1/3 xe xuất khẩu và tăng doanh số trong nước. Năm ngoái Nissan sản xuất tại Nhật 1.071.000 xe, trong đó xuất khẩu 610.000 xe. Tiêu thụ nội địa 460.000 xe. Năm nay Nissan hy vọng sẽ bán được trong nước 600.000 xe. Cả xe bán trong nước và xuất khẩu sẽ sử dụng phụ tùng chính gốc “made in Japan” hoàn toàn không sử dụng phụ tùng nước ngoài giá rẻ.
Hiện nay Nissan chiếm 13% thị phần Nhật, đứng vị trí thứ 2 sau Toyota . Và Honda tụt xuống hạng 3.
Khi mà đồng yen Nhật đang từ từ đến mốc 80 yên/USD, đồng nội tệ Nhật đang làm chậm đà phục hồi kinh tế của chính nước này. Giải pháp của cả Nissan và Toyota đều nhắm đến đảm bảo quyền lợi của người lao động chính quốc gia này. Riêng Nissan vừa bảo đảm được quyền lợi của công nhân Nhật Bản lại vừa nâng cao được uy tín chất lượng của công ty đồng thời cũng gián tiếp đe dọa ngôi vị của Toyota tại thị trường nội địa.
Theo: OtoSaiGon
Các tin khác ::.
Audi Q7 thế hệ mới sẽ "ăn kiêng" (08/13)